
THƯ MỜI BÁO GIÁ: ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ FUNIKI 2 CHIỀU CÔNG SUẤT 12000 BTU
Chi tiết thư mời (link xem tại đây)
Chi tiết thư mời (link xem tại đây)
Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến đối với người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này. Sỏi tiết niệu là gì? Phát hiện và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, có thể gây đau đớn dữ dội song một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. 1. Sỏi tiết niệu là gì?Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Hệ tiết niệu ở người 2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì? Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu. 3. Những ai dễ bị sỏi tiết niệu? + Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu. + Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu. + Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu. + Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần. + Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi. + Người nằm bất động lâu ngày. + Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…). + Đang sử dụng một số thuốc. + Người lao động trong môi trường nóng bức. + Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu. 4. Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu? Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc. Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm). Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn. 5. Tác hại của sỏi tiết niệu? Đáng lo ngại là một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. Những trường hợp này chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp CT kiểm tra sức khỏe định kỳ. Về lâu dài, sỏi không được loại bỏ sẽ làm tổn thương nhu mô thận, dẫn đến suy thận mạn tính – buộc bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Đặc biệt, những cơn đau tái phát thường xuyên khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, giảm hiệu suất lao động. 6. Điều trị và phòng tránh sỏi tiết niệu Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí sỏi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, Bệnh viện Bắc Thăng Long đang ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn, giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Điều trị nội khoa được chỉ định cho sỏi nhỏ dưới 7 mm. Bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước (2.5-3 lít/ngày), kết hợp thuốc giãn cơ trơn và giảm đau để đào thải sỏi tự nhiên. Tuy nhiên bệnh nhân cần tái khám sau thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, sỏi không tự đào thải được thì cần can thiệp phẫu thuật để xử lí sỏi, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận và tình trạng sức khỏe chung. Với sỏi lớn hơn, trước đây tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) từng là lựa chọn phổ biến nhờ ưu điểm không xâm lấn. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như thường chỉ áp dụng cho sỏi nhỏ trên thận hoặc niệu quản đoạn trên, có thể gây tổn thương mô xung quanh, tỷ lệ sạch sỏi sau một lần tán còn thấp nên có trường hợp phải tán nhiều lần, đặc biệt trường hơp viên sỏi cứng hoặc người bệnh có thể trạng béo. Thay vào đó, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được ưu tiên cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa hoặc bàng quang hoặc sử dụng ống nội soi mềm đưa qua đường niệu đạo (với sỏi niệu quản 1/3 trên hoặc sỏi thận dưới 2 cm) với ưu điểm vượt trội hoàn toàn giúp tán vụn sỏi mà không cần rạch da, đồng thời hạn chế những tai biến mà phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mang lại. Đối với sỏi thận lớn trên 2 cm hoặc sỏi san hô, tán sỏi qua da (PCNL) là giải pháp tối ưu. Bác sĩ tạo một hay nhiều đường hầm nhỏ từ da vùng thắt lưng vào thận để tiếp
Chiều ngày 12/5, Bệnh viện Bắc Thăng Long tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5/1965 – 12/5/2025). Thay mặt Ban giám đốc bệnh viện, Ths.Bác sĩ Phùng Văn Dũng – Phó Giám đốc bệnh viện dự và chủ trì chương trình. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử hình thành và phát triển ngành điều dưỡng, một ngành gắn liền với lòng nhân ái và đức hy sinh. Ngành điều dưỡng thế giới được hình thành từ thời La Mã cổ đại và có bước ngoặt quan trọng khi Florence Nightingale “người phụ nữ với cây đèn” đặt nền móng cho điều dưỡng hiện đại vào thế kỷ XIX. Ngày Quốc tế Điều dưỡng được lấy theo ngày sinh của bà (12/5) để tưởng nhớ những đóng góp vĩ đại ấy. Tại Việt Nam, ngành Điều dưỡng có truyền thống lâu đời, bắt nguồn từ tinh thần chăm sóc cộng đồng và kinh nghiệm y học dân tộc. Những tên tuổi như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã đặt nền móng cho y học cổ truyền, trong khi các tu viện phương Tây đầu thế kỷ XX đưa mô hình điều dưỡng hiện đại đến Việt Nam. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến, lực lượng điều dưỡng đóng vai trò tuyến đầu, chăm sóc thương binh, phòng chống dịch bệnh, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc. Nhân dịp tháng của những ngày lễ lớn như Ngày Quốc tế Lao động 1/5; Ngày sinh nhật Bác 19/5; Ngày Quốc tế hộ sinh 5/5, Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5, Phòng điều dưỡng Bệnh viện cũng đã phát động chuỗi các hoạt động sôi nổi chào mừng 60 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng như: Tập huấn đổi mới công tác quản lý chăm sóc người bệnh tại khoa, nâng cao thái độ phục vụ người bệnh; hoạt động thăm hỏi tại giường. Tất cả các hoạt động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, gắn kết trong nội bộ các khoa. Đồng thời, mang lại nhiều giá trị nhân văn, tích cực động viên người bệnh. Phát biểu tại buổi lễ, Ths.Bác sĩ Phùng Văn Dũng – Phó Giám đốc bệnh viện ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm, lòng tận tụy của các điều dưỡng viên – những “chiến sĩ áo trắng” luôn sát cánh bên người bệnh, ngày đêm không quản khó khăn, vất vả chăm sóc toàn diện cho người bệnh…thay mặt Ban giám đốc bệnh viện, Ths.Bác sĩ Phùng Văn Dũng – Phó Giám đốc bệnh viện tặng Phòng điều dưỡng lẵng hoa tươi thắm. Hình thành từ Bệnh viện công ty than III (1980); với vài cán bộ y tá đến khi thành lập Bệnh viện Bắc Thăng Long (2000) Phòng điều dưỡng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chăm sóc tận tụy người bệnh và phục vụ ân cần nhân dân trong địa bàn. Đến nay, Phòng điều dưỡng Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phát triển lên một tầm cao mới. Với đội ngũ Điều dưỡng, Hộ sinh trong toàn bệnh viện có trình độ, nhiệt huyết và tận tụy với nghề. Trong đó hơn 80% số điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên, đủ khả năng giải quyết các vấn đề chăm sóc phức tạp. Phòng CTXH
Chi tiết: xem tại đây!
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành. Theo Bộ Y tế, công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo liên tục cán bộ y tế, bao gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15; Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 32/2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế và Thông tư số 26/2020/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT. Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian vừa qua các đơn vị đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong đào tạo liên tục, để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế nhằm thực hiện tốt công tác nâng cao sức khỏe nhân dân. Công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc triển khai công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục còn một số bất cập, chất lượng chưa đảm bảo theo yêu cầu. Để khắc phục các tồn tại và tiếp tục tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo liên tục đúng theo các quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, Nghị định số 96/2023/ND-CP, Thông tư số 32/2023/TT-BYT, Thông tư số 22/2013/TT-BYT, Thông tư số 26/2020/TT-BYT và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Y tế. Tiếp tục phổ biến, quán triệt việc thực hiện dùng các quy định của pháp luật hiện hành về đào tạo liên tục đến các giảng viên, các cán bộ liên quan và người học… như quy định về công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, cấp phát chứng chỉ, chứng nhận tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng hội nghị hội thảo…; tổ chức quản lý công tác đào tạo liên tục đảm bảo công khai, minh bạch. khách quan, hiệu quả và kiểm soát tốt chất lượng đồng thời phải đảm bảo khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ y tế nâng cao năng lực phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân. Quán triệt, chỉ đạo rà soát, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục và tính pháp lý của việc cấp phát các chứng chỉ, chứng nhận đào tạo liên tục cán bộ y tế của đơn vị. Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tăng cường kiểm tra việc tô chức đào tạo liên tục cán bộ y tế tại các địa phương, đơn vị và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) để được chỉ đạo giải quyết. https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/bo-y-te-yeu-cau-viec-tuan-thu-cac-quy-inh-ve-ao-tao-cap-nhat-kien-thuc-y-khoa-lien-tuc?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fmoh.gov.vn%3A443%2Ftin-lien-quan%3Fp_p_id%3D101_INSTANCE_vjYyM7O9aWnX%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Drow-4-column-1%26p_p_col_count%3D2
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tháng 3-1948, trong thư gửi Hội nghị Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Theo Người, thầy thuốc là phải hết lòng yêu thương, tận tình chăm sóc, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người bệnh. Bởi để chữa trị bệnh tật tận gốc thì không chỉ nhìn vào những vết thương bề ngoài. Những vấn đề về tinh thần, tình cảm càng cần phải được quan tâm để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như y đức của người thầy thuốc. Mặt khác, theo Bác: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú (cán bộ y tế – người trích). Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. “Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Bác Hồ với cán bộ Y tế (hình sưu tầm) Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc, tháng 6-1953, Người chỉ rõ: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Đọc lời dạy của Bác chúng ta hiểu các thầy thuốc phải có lương tâm và nghĩa vụ cao cả như của người mẹ hiền đối với bệnh nhân. Có thể nói, lương tâm với người bệnh là cơ sở để hình thành những đức tính cần thiết của người thầy thuốc. Lời dạy này của Người đến nay đã trở thành bài học vô cùng quý giá đối với mỗi người thầy thuốc Việt Nam cũng như cả ngành Y tế. Theo Bác, người thầy thuốc vừa phải có đức, vừa phải có tài. Vì vậy, đội ngũ thầy thuốc, về chuyên môn, cần thường xuyên “học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ”, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”. Hơn nữa, người cán bộ y tế cần quán triệt nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, tức là phải xây dựng nền y tế Việt Nam vừa mang tính truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa y học của thời đại. Cụ thể, yếu tố dân tộc và thời đại hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, thành một chỉnh thể thống nhất nhằm phục vụ nhân dân tốt nhất. Không chỉ chú ý đến mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, Người còn quan tâm đến mỗi quan hệ giữa các thầy thuốc, cán cán bộ làm công tác y tế với nhau. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế, tháng 2-1955, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân”. Đoàn kết trong y đức là mối quan hệ đồng nghiệp, giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, giữa những nhân viên trong ngành y tế cùng nhằm tới mục đích vì sức khỏe con người. Đoàn kết trong ngành Y là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Vào những năm cuối đời, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn đau đáu nỗi niềm hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt; về cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu và hy sinh cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày 31/7/1967, trong bức thư khen cán bộ, nhân viên Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khoẻ của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”. Đây là bức thư cuối cùng Người viết gửi ngành Y tế nước ta. Lúc cuối đời, trong Bản Di chúc, Bác đã dặn dò phải “phát triển công tác vệ sinh, y tế…”. Nói như vậy, ta có thể cảm nhận được sự quan tâm của Bác Hồ dành cho ngành Y tế, cho các thầy thuốc. Từ những lời căn dặn của Người, ngày 6/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27/2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của
Ngày 25/4/2025, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030” với 8 nội dung chính cần thực hiện và được giao cho Sở Y tế chủ trì. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh. Nội dung thứ nhất là rà soát, sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh Thủ đô theo 3 cấp khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện đảm nhận chức năng vùng được UBND thành phố giao cho Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện. Đó là xây dựng đề án sắp xếp hệ thống khám bệnh, chữa bệnh Thủ đô theo 3 cấp (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu). Thực hiện tổ chức lại các bệnh viện, cụ thể là sáp nhập Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương vào Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; hợp nhất Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông thành Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Xây dựng đề án thành lập 04 bệnh viện thực hiện chức năng khám bệnh chữa bệnh cơ bản tại các khu vực: Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm; xây dựng đề án phát triển 04 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng là Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đồng thời, xây dựng đề án thành lập 02 bệnh viện chuyên khoa (Lão khoa, Nhiệt đới); xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030. Nội dung thứ hai là phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý. Về phát triển nguồn nhân lực, UBND thành phố giao Sở Nội vụ chủ trì xây dựng nghị quyết quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô, Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, tuyển dụng lao động hợp đồng. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách xây dựng đề án thành lập Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ, đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2025-2030; xây dựng nghị quyết quy định về việc thu hút, trọng dụng người có tài năng. Nội dung thứ ba là nâng cao chất lượng các kỹ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh như xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyên môn cho các cấp khám chữa bệnh; phát triển các trung tâm chuyên khoa sâu thực hiện kỹ thuật cao thuộc các bệnh viện; cùng với đó là ban hành quyết định của UBND thành phố quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại trong lĩnh vực y tế để được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thủ đô. Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức. Nội dung thứ tư là phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện gắn với phát triển thành phố thông minh với việc xây dựng đề án phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện thành phố. Nội dung thứ năm là chuyển đổi số toàn diện hướng tới y tế thông minh, cụ thể là xây dựng hệ thống quản lý điều hành y tế tập trung; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu mở ngành y tế Hà Nội; xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chuyên ngành; xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nền tảng dữ liệu tập trung tiến tới kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai nền tảng hồ sơ sức khoẻ điện tử; xây dựng và triển khai phần mềm quản lý thông tin y tế cho các trạm y tế; triển khai các ứng dụng cung cấp các dịch vụ theo dõi, cảnh báo, trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khoẻ từ xa và cán bộ y tế; phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường mạng giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế; xây dựng hệ thống báo động đỏ; triển khai ứng dụng bệnh án điện tử tại các cơ sở khám, chữa bệnh; triển khai hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Nội dung thứ sáu là tăng cường hợp tác quốc tế bằng cách xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ lĩnh vực y tế. Nội dung thứ bảy là nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác điều trị và dự phòng với việc xây dựng kế hoạch phòng chống dịch; kế hoạch tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Và nội dung thứ tám là xây dựng kế hoạch truyền thông, giáo dục sức khoẻ lĩnh vực y tế. UBND thành phố giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp cơ sở kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Tham mưu phối hợp với các đơn vị thuộc
Sự việc các y, bác sĩ đang cấp cứu bệnh nhi bị người nhà gào thét, dùng lời lẽ công kích, chửi bậy thậm chí đạp vào bụng khiến cộng đồng bức xúc. Nhiều người băn khoăn, khi nào thầy thuốc có quyền từ chối khám chữa cho bệnh nhân. Mới đây, ê-kíp thầy thuốc ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) trong khi đang nỗ lực ép tim, cấp cứu cho trẻ bị sốc phản vệ do thuốc, người nhà đứng quanh giường bệnh, liên tục kêu gào, dùng lời lẽ miệt thị, công kích, chửi bậy. Thậm chí, một nam điều dưỡng còn bị một đối tượng đạp vào bụng. Dù vậy, các nhân viên y tế vẫn cứu thành công em bé. Sau khoảng 3 phút, tim của bé trai đã đập trở lại. 5 phút sau, bệnh nhân đã tỉnh, gọi hỏi biết, huyết áp ổn định. Sau 20 phút, bệnh nhi tỉnh táo, thở oxy qua gọng kính, có thể giao tiếp bình thường. Nam điều dưỡng viên cúi khom lưng sau khi bị một đối tượng đạp vào bụng. Ảnh cắt từ clip Sự việc khiến cộng đồng y khoa và người dân rất bức xúc. Hiện cơ sở y tế này đã mời lực lượng Công an đến xác minh, làm rõ vụ việc. Khi nào thầy thuốc có quyền từ chối khám chữa bệnh? Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ năm 2024 nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền của người bệnh; từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh… Tuy nhiên, thầy thuốc cũng có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong 5 trường hợp sau đây: – Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác. – Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. – Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi. – Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật. – Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thầy thuốc được phép tạm rời khỏi nơi làm việc khi bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), 70% đối tượng bị tấn công trong các vụ mất an ninh, trật tự tại bệnh viện là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 60% vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh; 30% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh và thân nhân. Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%). Trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Điều 43 quy định rõ thầy thuốc được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng; Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Việc “tạm rời” này phải được báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất. Các bác sĩ khu vực cấp cứu là nơi thường xuyên đối mặt nguy cơ, áp lực bị người nhà bệnh nhân hay các đối tượng gây gổ, đe doạ tấn công hay hành hung. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa II Cao Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Thanh Ba (Phú Thọ), khi đang tập trung cấp cứu, nếu nhân viên y tế quay lại đôi co, đưa người nhà bệnh nhi ra ngoài thì rất mất thời gian, sẽ bỏ thời cơ vàng để cứu sống trẻ. “Kể cả nếu chúng tôi có bị đánh thì vẫn không thể đôi co với người nhà bệnh nhân, phải tập trung cấp cứu, không thể bỏ đi”, bác sĩ Hưng cho biết. Thực tế, nam điều dưỡng viên dù bị đạp vào bụng gây đau, phải dừng lại ôm bụng nhưng vài giây sau vẫn tiếp tục đi lấy dụng cụ cấp cứu cho cháu bé. https://vietnamnet.vn/5-truong-hop-bac-si-duoc-quyen-tu-choi-kham-chua-cho-benh-nhan-2395859.html xem thêm: Người nhà bệnh nhân gào chửi, đấm đạp y bác sĩ: Bộ Y tế vào cuộc
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là “lá chắn tài chính” quan trọng giúp người lao động đảm bảo cuộc sống khi ốm đau, nghỉ hưu hay gặp rủi ro. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng một số sai lầm hoặc tình huống bất ngờ có thể khiến bạn mất trắng các quyền lợi này. Dưới đây là những trường hợp phổ biến mà bạn cần lưu ý để tránh rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. 1. Không đóng BHXH đủ thời gian quy định Theo Luật BHXH Việt Nam, để được hưởng lương hưu, người lao động cần đóng BHXH tối thiểu 20 năm. Nếu bạn nghỉ việc hoặc chuyển đổi công ty mà không tiếp tục tham gia, tổng thời gian đóng dưới mức này sẽ khiến bạn không đủ điều kiện nhận hưu trí. Chẳng hạn, anh Thái (Hà Nội) làm việc 10 năm rồi nghỉ ngang, không đóng tiếp BHXH. Đến tuổi hưu, anh mới phát hiện mình chỉ được rút BHXH một lần thay vì nhận lương hưu hàng tháng – một khoản tiền ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống về già. 2. Rút BHXH một lần: Đánh đổi tương lai Rút BHXH một lần đang là lựa chọn của nhiều người khi nghỉ việc để lấy tiền trang trải trước mắt. Tuy nhiên, đây cũng là con đường ngắn nhất khiến bạn mất hết quyền lợi dài hạn như hưu trí, bảo hiểm y tế (BHYT) khi về già hay trợ cấp tử tuất cho người thân. Chị Lan (TP.HCM) từng rút 150 triệu đồng BHXH một lần sau 7 năm làm việc. Giờ đây, chị hối hận vì không còn cơ hội tham gia lại để đủ năm hưởng lương hưu, trong khi số tiền đó đã tiêu hết từ lâu. 3. Không kê khai hoặc kê khai sai thông tin Việc kê khai sai thông tin cá nhân (như họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD) khi tham gia BHXH có thể dẫn đến rắc rối lớn. Nếu thông tin không khớp với dữ liệu cơ quan BHXH quản lý, bạn có nguy cơ bị từ chối chi trả quyền lợi, dù đã đóng đủ năm. Trường hợp của anh Hùng (Đà Nẵng) là một ví dụ: Do sai sót ngày sinh trên giấy tờ, anh phải mất hàng tháng trời chạy vạy sửa đổi hồ sơ, thậm chí suýt mất quyền nhận trợ cấp ốm đau. 4. Doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ BHXH Nhiều người lao động không biết rằng công ty mình làm việc đang trốn đóng hoặc nợ BHXH. Khi nghỉ việc hoặc đến tuổi hưu, họ mới tá hỏa vì thời gian tham gia BHXH không được ghi nhận đầy đủ, dẫn đến mất quyền lợi hưu trí hoặc trợ cấp. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến năm 2024, vẫn còn hàng nghìn doanh nghiệp nợ BHXH, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn lao động. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện, nhưng quá trình đòi quyền lợi thường kéo dài và phức tạp. 5. Không đóng BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc Sau khi nghỉ việc tại công ty, bạn có thể tự nguyện đóng BHXH để duy trì quyền lợi. Tuy nhiên, nếu bỏ qua cơ hội này và không tham gia đóng BHXH tự nguyện, có thể khiến bạn không đủ thời gian đóng để hưởng các chế độ BHXH như lương hưu hoặc trợ cấp thất nghiệp. 6. Vi phạm pháp luật liên quan đến BHXH Nếu bạn cố tình gian lận, chẳng hạn như làm giả hồ sơ để rút BHXH một lần hoặc hưởng trợ cấp không đúng quy định, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Không chỉ mất quyền lợi, bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, phạt tiền hoặc thậm chí bị cấm tham gia BHXH trong tương lai. Làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình? Để tránh rơi vào những trường hợp trên, bạn cần: – Kiểm tra thường xuyên: Theo dõi quá trình đóng BHXH qua cổng thông tin BHXH Việt Nam (bhxh.gov.vn) hoặc ứng dụng VssID để phát hiện sai sót kịp thời. – Tham gia liên tục: Nếu nghỉ việc, hãy cân nhắc đóng BHXH tự nguyện để duy trì thời gian tham gia. – Tìm hiểu quy định: Nắm rõ các điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp để tránh quyết định vội vàng như rút BHXH một lần. – Khiếu nại khi cần: Nếu công ty trốn đóng, hãy báo cáo ngay với cơ quan BHXH hoặc công đoàn để được hỗ trợ. BHXH không chỉ là khoản tiền bạn đóng góp hôm nay mà còn là “của để dành” cho tương lai. Chỉ một chút bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết, bạn có thể mất trắng những quyền lợi quý giá đã tích lũy bao năm. Hãy chủ động bảo vệ bản thân để không phải tiếc nuối khi về già. https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/6-truong-hop-khien-ban-mat-trang-quyen-loi-tu-bao-hiem-xa-hoi-c161a1648456.html
Bệnh viện Bắc Thăng Long thông báo thời gian nghỉ lễ như sau: Bệnh viện nghỉ từ Thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ Nhật ngày 04/5/2025. Thứ Hai ngày 05/5/2025 Bệnh viện làm việc bình thường. Riêng khu cấp cứu của bệnh viện phục vụ 24/24 trong dịp nghỉ lễ. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0889 615 815 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY Trân trọng!
Cụ bà 85 tuổi, bị ho kéo dài 3 tháng nay, đã đi khám chữa rất nhiều nơi không khỏi. Chụp CT ở phòng khám tư thấy có khối ở phế quản gốc Trái, được chỉ định nội soi phế quản ống mềm… bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Bắc Thăng Long cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân được hội chẩn bởi các bác sĩ chuyên khoa: Hô hấp, Chẩn đoán hình ảnh: tiến hành nội soi phát hiện có dịch nhầy bao phủ xung quanh, làm xây xước niêm mạc phế quản và gây tắc nghẽn gần hoàn toàn phế quản gốc Trái, khi đưa ống soi mềm vào phế quản gốc Trái thì phát hiện có dị vật là hạt hồng xiêm. Khai thác tiền sử thì bệnh nhân không nhớ mình bị hóc hạt hồng xiêm từ bao giờ. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân, lấy được dị vật ra ngoài nhưng không làm tổn thương đường thở Kíp nội soi đã dùng dụng cụ chuyên dụng tiến hành gắp dị vật. Thủ thuật khá khó khăn do hạt hồng xiêm nhẵn, lại có dịch nhầy bao phủ thời gian dài nên rất trơn, khó gắp. Sau gần 30 phút với sự nỗ lực của kíp nội soi, đã gắp thành công hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản và hút hết dịch nhầy, soi kiểm tra đánh giá lại thấy đường thở đã thông thoáng. Người nhà và bệnh nhân lúc đầu tưởng bị U phổi, đã rất vui mừng và phấn khởi khi các y – bác sĩ tìm được nguyên nhân gây ho kéo dài. Dị vật tai mũi họng là tình trạng khá phổ biến và hay gặp trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi và người mắc các bệnh rối loạn về tâm thần. Gắp dị vật trong họng là biện pháp cấp cứu, xử lý khi gặp tình trạng dị vật trong họng. Tuy nhiên cần phải lưu ý khi thực hiện để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Triệu chứng khi gặp phải dị vật trong họng Triệu chứng thường hay thấy nhất khi gặp phải dị vật trong họng là đang ăn, uống hoặc chơi thì đột nhiên ho sặc sụa, thở rít, chảy nước mắt, mặt đỏ. Ngoài ra, còn thấy khó thở dữ dội, mặt và môi tím tái, có thể ngừng thở. Nặng hơn nữa là bất tỉnh hoặc đái dầm. Những dị vật này thường gây tắc nghẽn đường thở. Đối với bệnh nhân bị mắc dị vật trong họng không gây tắc nghẽn đường thở hoặc tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn thường có tiền sử bị nghẹn, nuốt đau, khó nuốt hoặc khó nói. Dị vật trong họng cũng nên nghi ngờ gặp phải ở những người có triệu chứng như ho, thở rít hoặc khàn tiếng mà không rõ nguyên nhân. Đối với trẻ em có các dấu hiệu như thở rít, tắc nghẽn đường thở một phần thì cần phải hỏi rõ bố mẹ xem bé có từng bị nghẹn thở hay hít sặc bao giờ không. Trong những trường hợp này việc chẩn đoán nguyên nhân do dị vật ở hạ họng thường khó. Bởi vì các triệu chứng này xuất hiện chậm hơn sẽ làm lu mờ đi các dấu hiệu mắc dị vật ban đầu. Có nhiều trường hợp dị vật trong họng – hạ họng đã chẩn đoán sai và được điều trị như trường hợp bị bạch hầu thanh quản. Vậy nên các bác sĩ điều trị cần phải lưu ý trên những bệnh nhân có dấu hiệu về đường hô hấp trên không giải thích được. Đặc biệt là ở trẻ em từng có tiền sử bị tắc nghẹt đường thở (choking). Gắp dị vật trong họng Hầu hết những dị vật trong họng đều là những mảnh nhựa, đinh ghim bằng kim loại, các loại hạt, xương cá, xương lợn, xương gà, đồng xu, răng giả… việc chụp X-quang sẽ giúp xác định được vị trí cũng như kích thước của đồng xu, cục pin và những vật cản quang khác, nhưng hầu hết những dị vật trong thanh quản như xương cá thì lại không cản quang. Vì vậy, việc can thiệp phẫu thuật để gắp dị vật trong họng cần phải dựa vào tiền sử bệnh lý và khám thực thể để xác định có dị vật không. Sau khi đã xác định cần phải can thiệp phẫu thuật gắp dị vật trong họng, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ đối với bệnh nhân về các xét nghiệm cơ bản, tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh khác, chụp X-quang nếu có. Sau khi thực hiện xong thủ thuật thì cần phải theo dõi bệnh nhân bằng cách cho dùng kháng sinh, giảm viêm trong 5 ngày. Theo dõi tình trạng tràn khí, nhiễm trùng vùng cổ nếu xảy ra. Dị vật tai mũi họng nói chung và dị vật trong họng nói riêng là vấn đề y khoa rất phổ biến, thường xảy ra hàng ngày. Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám và gắp dị vật trong họng ra cần phải được thực hiện kịp thời, đúng cách. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được xử lý nhằm hạn chế tối đa những tổn thương và rủi ro cho đường hô hấp. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0889 615 815 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY Phòng CTXH
Để đặt lịch khám vui lòng liên hệ hotline:
Thời gian làm việc:
T2-CN: 7h30 – 11h30 & 13h00 – 17h00
Tổ 18 - thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh - Hà Nội
(84) 889 615 815
Fax: (84-24).3883.2727
Email: bvbtl@hanoi.gov.vn
Coppyright ©2023. All Right Reserved.