BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Previous slide
Next slide
0 + NĂM
Hình Thành và Phát Triển
0 +
Giáo sư, Bác sĩ
0 +
Bệnh Nhân
0 %
Khách hàng hài lòng

BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

Ngày 03/7/2000 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 67/QĐ-UB về việc đổi tên “Trung tâm y tế dự phòng than Khu vực Nội Địa” thành “Bệnh viện Bắc Thăng Long” Từ đây Bệnh viện đã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và hoạt động theo đúng ngành dọc của mình. Trụ sở đóng tại: Tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Bắc Thăng Long ngày nay với quy mô 420 giường bệnh, 28 khoa, phòng chức năng và 2 bộ phận…

CHUYÊN KHOA NỔI BẬT

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

BSCKII. Nguyễn Văn Thành

Phó giám đốc Bệnh viện

ThS. Phùng Văn Dũng

Phó giám đốc Bệnh viện

TIN TỨC - SỰ KIỆN

20/11 Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng chiến lược của công tác giáo dục, đào tạo là phương sách chăm lo lợi ích trăm năm, lâu bền của quốc gia dân tộc. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước và trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, Đảng và Chính phủ vẫn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng một nền giáo dục tiên tiến. Đội ngũ nhà giáo Việt Nam đã tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng như những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục, đào tạo các thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước từng bước tiến lên theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một dân tộc không thể đứng vững nếu không có nền tảng tri thức. Một xã hội khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có những người thầy – những người “chở đạo”, “trồng người”, ươm mầm tri thức. Vì vậy, “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu học đã trở thành một trong những nét đẹp nhất của văn hóa Việt, là thước đo phẩm chất nhân bản của dân tộc, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Nét đẹp ấy được kết tinh, hun đúc từ trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và vẫn tiếp tục được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm trở thành ngày lễ quan trọng không chỉ với những người làm công tác giáo dục mà còn là dịp để các thế hệ học trò cũng như toàn xã hội tri ân các thế hệ thầy, cô giáo. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân cách và trí tuệ của các thế hệ nhà giáo đã kết tinh thành Đạo “làm thầy” rạng ngời trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Còn sáng mãi trong tâm thức dân tộc hình ảnh những nhà giáo mẫu mực như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu và người thầy, người lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Lịch sử cũng in đậm dấu ấn của những nhà giáo Thủ đô làm theo lời Bác, trở thành những chiến sĩ không chỉ mặt trận giáo dục, văn hóa, tư tưởng mà còn trên chiến tuyến đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do của Tổ quốc. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói “Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 – 20/11/2024), kính chúc các Thầy Cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công; tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của mình, đó là sự nghiệp trồng người như lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. https://laodongthudo.vn/loi-tri-an-gui-den-nhung-nguoi-lai-do-tham-lang-180864.html

Từ 1/1/2025 bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện

Theo ThS Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), trong những năm qua, thuốc luôn là cấu phần quan trọng và chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hiện việc ban hành Danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc đang được thực hiện theo Thông tư số 20/2022. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, thông tư này bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, Bộ Y tế ban hành thông tư mới (thông tư 37) để sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm gỡ khó cho các bệnh viện và thuận tiện cho người bệnh. Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Thông tư có nhiều điểm mới, cụ thể, trước đây, thuốc được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh theo hạng bệnh viện bao gồm: Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV; tuyến chuyên môn kỹ thuật bao gồm: các tuyến trung ương, tỉnh, huyện, xã. (Ảnh minh họa) Việc không phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện có ưu điểm là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật. Việc này cũng khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát triển chuyên môn, kỹ thuật; thu hút nhân lực và khuyến khích phát triển năng lực của cán bộ y tế, đặc biệt tạo điều kiện phát triển cho y tế cơ sở do bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận và chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc. Không phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện cũng góp phần hạn chế tình trạng người bệnh lựa chọn đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao, giảm bớt tình trạng quá tải tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên môn kỹ thuật cao. Thông tư mới cũng bổ sung các quy định mới về hướng dẫn thanh toán thuốc như quy định thanh toán đối với thuốc tại trạm y tế xã, góp phần tăng cường tiếp cận thuốc cho người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính khi được quản lý, điều trị tại trạm y tế, đồng thời tạo cơ chế tài chính khuyến khích sự phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tại trạm y tế xã. Hay quy định thanh toán đối với thuốc điều trị bệnh mạn tính khi người bệnh đang trong thời gian điều trị nội trú bệnh lý khác, nhằm bảo đảm người tham gia bảo hiểm y tế được tiếp cận sử dụng liên tục và bảo đảm quyền lợi về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc. Ngoài ra còn có quy định thanh toán thuốc trong trường hợp đặc biệt, góp phần tạo tính linh hoạt trong những tình huống đặc biệt như trong trường hợp thiên tai, chiến tranh, thảm họa. Từ 1/1/2025 bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện – Báo VTC News

01/01/2025: Tiêu chuẩn khám sức khỏe người lái xe Bộ Y tế vừa ban hành có gì mới?

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ôtô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng. Mẫu giấy khám sức khỏe người lái xe Theo đó, tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chia theo 3 nhóm: Nhóm 1: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng. Nhóm 2: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B. Nhóm 3: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE. Trong khi với quy định cũ: Nhóm 1 (dành cho người lái xe hạng A1); nhóm 2: (dành cho người lái xe hạng B1); nhóm 3: (dành cho người lái xe các hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE). Người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1-1-2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng A1 sang giấy phép lái xe hạng A sẽ áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe nhóm 1 để khám sức khỏe. Về xét nghiệm ma túy và nồng độ cồn, theo quy định tại thông tư này, khi khám sức khỏe cấp đổi giấy phép lái xe bắt buộc xét nghiệm nồng độ ma túy (gồm 5 loại ma tuý, trong khi quy định hiện hành chỉ 4 loại). Với nồng độ cồn không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% các trường hợp, chỉ xét nghiệm khi có chỉ định của bác sĩ (có nghi ngờ). Trường hợp khám sức khỏe định kỳ với người hành nghề lái xe ôtô vẫn bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn và ma tuý. Ngoài ra, giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe theo quy định mới có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận, nhiều hơn 6 tháng so với thông tư cũ. Bộ Y tế cũng bỏ quy định về khám thai sản vì ít liên quan sức khỏe lái xe. Quy định về cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng cũng được thay đổi. Về tiêu chuẩn các chuyên khoa, cơ bản thông tư mới giữ nguyên tiêu chuẩn cũ, có một số thay đổi như sau: Thông tư mới giữ nguyên một số tiêu chuẩn cũ về khám sức khỏe người lái xe Thông tư này có hiệu lực từ 1-1-2025. So với quy định hiện tại, thông tư mới có nhiều điểm thay đổi. https://soha.vn/tieu-chuan-suc-khoe-nguoi-lai-xe-bo-y-te-vua-ban-hanh-co-gi-moi-198241117190330133.htm

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch sởi. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục: a) Hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, các chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi và công tác giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người bệnh; b) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thu dung, điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. c) Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực trong giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh sởi. 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi theo hướng dẫn của ngành y tế; thực hiện việc theo dõi sức khoẻ của trẻ em, học sinh và thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời; vận động các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo: a) Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát; thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận, chia sẻ, cập nhật tình hình dịch bệnh và thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát dịch sởi; b) Khẩn trương tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là tại các địa bàn có nguy cơ bùng phát bệnh sởi hoặc nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi thấp; không bỏ sót các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi; c) Tuyên truyền, vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế; hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời; d) Bảo đảm hậu cần, thuốc, thiết bị, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh sởi; đảm bảo vắc xin khi công bố dịch sởi. đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh sởi; thông tin thường xuyên, đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh; ngăn chặn, xử lý thông tin không đúng về dịch sởi. 5. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Y tế theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và địa phương trong việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./. https://baochinhphu.vn/cong-dien-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-benh-soi-10224111502014045.htm

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Những dấu hiệu biến mất rất nhanh cảnh báo đột quỵ

Các bác sĩ cảnh báo đừng bỏ qua các triệu chứng như tê yếu cánh tay, nói khó đột ngột xuất hiện rồi biến mất rất nhanh. Đó có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ. Các triệu chứng giống như đột quỵ nhưng không kéo dài báo hiệu cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) còn gọi là đột quỵ nhỏ. Biểu hiện của tình trạng trên tương tự như đột quỵ thông thường – khuôn mặt chảy xệ, cánh tay yếu và nói ngọng nghịu. “Điểm khác biệt duy nhất của đột quỵ nhỏ là không dẫn đến tổn thương thần kinh ngay lập tức”, Tiến sĩ Ahmed Itrat, Giám đốc y khoa Đột quỵ tại Cleveland Clinic Akron General (Mỹ) cho hay. Nhưng bệnh nhân thường có nguy cơ đột quỵ toàn phát trong những ngày hoặc những tuần sau đó. Tiến sĩ Brandon Giglio, Trưởng khoa Thần kinh mạch máu tại Bệnh viện NYU Langone (Mỹ), nói với Huffington Post: “Ở nhiều trường hợp, đây thực sự là điềm báo một người sẽ bị đột quỵ trong vòng 7, 30, 90 ngày tới, thậm chí chỉ trong 48 giờ”. Nghệ sĩ guitar huyền thoại của Queen là Brian May gần đây bị đột quỵ nhỏ khiến ông tạm thời mất khả năng kiểm soát cánh tay trái của mình. Các bác sĩ khuyên ông nên nghỉ ngơi sau sự cố sức khỏe. “Tôi không được ra ngoài, lái xe, lên máy bay, tôi không được phép làm nhịp tim tăng quá cao”, Brian May chia sẻ trong một tin nhắn video gửi đến người hâm mộ. Các triệu chứng của đột quỵ nhỏ Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đột quỵ nhỏ có thể xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn tạm thời. Các triệu chứng chính của tình trạng này giống đột quỵ toàn phần có thể được ghi nhớ bằng cụm từ BEFAST (nhanh chóng): Balance (Cân bằng): Mất thăng bằng. Eyesight (Thị lực): Thay đổi về thị lực như mờ mắt hoặc nhìn đôi  Face (Khuôn mặt): Một bên mặt sụp xuống, người bệnh có thể không cười được  Arms (Cánh tay): Một cánh tay bị yếu hoặc tê, không thể nâng lên được Speech (Lời nói): Líu lưỡi hoặc nói lắp bắp, không hiểu lời người khác Time (Thời gian): Những người xung quanh nên gọi cấp cứu cho bệnh nhân ngay lập tức.  Dấu hiệu của đột quỵ và cách xử trí. Ảnh: Apprhs Đột quỵ nhỏ kéo dài bao lâu?  Theo Tiến sĩ Joshua Willey, chuyên gia về thần kinh học tại Đại học Columbia (Mỹ), đột quỵ nhỏ có thể kéo dài trong khoảng 5-10 phút, đôi khi chỉ xuất hiện trong 30-60 giây. Tiến sĩ Itrat đánh giá: “Mặc dù các cơn thiếu máu cục bộ chỉ thoáng qua nhưng khi một người có triệu chứng, không có cách nào để dự đoán liệu tình trạng đó có thuyên giảm hay sẽ kéo dài và dẫn đến khuyết tật”. Bởi vậy, bạn không nên coi nhẹ một phút đau cánh tay hoặc mờ mắt bởi cảm giác này có thể báo hiệu hậu quả nghiêm trọng hơn trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng sau. https://vietnamnet.vn/dau-hieu-canh-bao-dot-quy-truoc-ca-thang-2318994.html

Top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam

Bệnh tan máu bẩm sinh hiện đang ngày càng phổ biến nên rất nhiều người đã và đang có nhu cầu tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh tiền hôn nhân để thế hệ sau được khỏe mạnh. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. TAN MÁU BẨM SINH LÀ GÌ? Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm bệnh rối loạn máu di truyền có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái và ảnh hưởng đến số lượng và loại hemoglobin mà cơ thể sản xuất. Khi mắc bệnh, hemoglobin của bệnh nhân được phát hiện có cấu trúc bất thường, hậu quả là hồng cầu bị phá hủy, quá trình vận chuyển oxy gặp nhiều gián đoạn. Đó là nguyên nhân khiến người mắc hội chứng tan máu phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cực kỳ nghiêm trọng. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH DI TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO? Đây là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách.  

Đau rễ thần kinh cột sống – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tan máu bẩm sinh hiện đang ngày càng phổ biến nên rất nhiều người đã và đang có nhu cầu tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh tiền hôn nhân để thế hệ sau được khỏe mạnh. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. TAN MÁU BẨM SINH LÀ GÌ? Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm bệnh rối loạn máu di truyền có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái và ảnh hưởng đến số lượng và loại hemoglobin mà cơ thể sản xuất. Khi mắc bệnh, hemoglobin của bệnh nhân được phát hiện có cấu trúc bất thường, hậu quả là hồng cầu bị phá hủy, quá trình vận chuyển oxy gặp nhiều gián đoạn. Đó là nguyên nhân khiến người mắc hội chứng tan máu phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cực kỳ nghiêm trọng. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH DI TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO? Đây là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách.  

Những dấu hiệu biến mất rất nhanh cảnh báo đột quỵ

Các bác sĩ cảnh báo đừng bỏ qua các triệu chứng như tê yếu cánh tay, nói khó đột ngột xuất hiện rồi biến mất rất nhanh. Đó có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ. Các triệu chứng giống như đột quỵ nhưng không kéo dài báo hiệu cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) còn gọi là đột quỵ nhỏ. Biểu hiện của tình trạng trên tương tự như đột quỵ thông thường – khuôn mặt chảy xệ, cánh tay yếu và nói ngọng nghịu. “Điểm khác biệt duy nhất của đột quỵ nhỏ là không dẫn đến tổn thương thần kinh ngay lập tức”, Tiến sĩ Ahmed Itrat, Giám đốc y khoa Đột quỵ tại Cleveland Clinic Akron General (Mỹ) cho hay. Nhưng bệnh nhân thường có nguy cơ đột quỵ toàn phát trong những ngày hoặc những tuần sau đó. Tiến sĩ Brandon Giglio, Trưởng khoa Thần kinh mạch máu tại Bệnh viện NYU Langone (Mỹ), nói với Huffington Post: “Ở nhiều trường hợp, đây thực sự là điềm báo một người sẽ bị đột quỵ trong vòng 7, 30, 90 ngày tới, thậm chí chỉ trong 48 giờ”. Nghệ sĩ guitar huyền thoại của Queen là Brian May gần đây bị đột quỵ nhỏ khiến ông tạm thời mất khả năng kiểm soát cánh tay trái của mình. Các bác sĩ khuyên ông nên nghỉ ngơi sau sự cố sức khỏe. “Tôi không được ra ngoài, lái xe, lên máy bay, tôi không được phép làm nhịp tim tăng quá cao”, Brian May chia sẻ trong một tin nhắn video gửi đến người hâm mộ. Các triệu chứng của đột quỵ nhỏ Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đột quỵ nhỏ có thể xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn tạm thời. Các triệu chứng chính của tình trạng này giống đột quỵ toàn phần có thể được ghi nhớ bằng cụm từ BEFAST (nhanh chóng): Balance (Cân bằng): Mất thăng bằng. Eyesight (Thị lực): Thay đổi về thị lực như mờ mắt hoặc nhìn đôi  Face (Khuôn mặt): Một bên mặt sụp xuống, người bệnh có thể không cười được  Arms (Cánh tay): Một cánh tay bị yếu hoặc tê, không thể nâng lên được Speech (Lời nói): Líu lưỡi hoặc nói lắp bắp, không hiểu lời người khác Time (Thời gian): Những người xung quanh nên gọi cấp cứu cho bệnh nhân ngay lập tức.  Dấu hiệu của đột quỵ và cách xử trí. Ảnh: Apprhs Đột quỵ nhỏ kéo dài bao lâu?  Theo Tiến sĩ Joshua Willey, chuyên gia về thần kinh học tại Đại học Columbia (Mỹ), đột quỵ nhỏ có thể kéo dài trong khoảng 5-10 phút, đôi khi chỉ xuất hiện trong 30-60 giây. Tiến sĩ Itrat đánh giá: “Mặc dù các cơn thiếu máu cục bộ chỉ thoáng qua nhưng khi một người có triệu chứng, không có cách nào để dự đoán liệu tình trạng đó có thuyên giảm hay sẽ kéo dài và dẫn đến khuyết tật”. Bởi vậy, bạn không nên coi nhẹ một phút đau cánh tay hoặc mờ mắt bởi cảm giác này có thể báo hiệu hậu quả nghiêm trọng hơn trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng sau. https://vietnamnet.vn/dau-hieu-canh-bao-dot-quy-truoc-ca-thang-2318994.html

Đấu thầu

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám