BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Giới Thiệu về Chúng Tôi

Bệnh viện Bắc Thăng Long

Giai đoạn: 1967-1992

  • Ngày 20/12/1967: Bệnh viện được thành lập với tên gọi “Bệnh viện Công ty xây dựng Công nghiệp” với quy mô 100 giường bệnh, địa chỉ tại huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái.
  • Đến cuối năm 1968 đầu năm 1970: Do Bộ Công nghiệp tách ra thành (Bộ Cơ khí luyện kim, Bộ Điện và Than, Tổng cục hóa chất) và bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện công ty xây dựng Điện và Than”. Địa bàn và đối t­ợng phục vụ của bệnh viện lúc này gồm 19 đơn vị thuộc Công ty tập trung phần lớn về vùng mỏ Quảng Ninh.
  • Năm 1972 Bộ Điện và Than lại tách ra thành Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than. Bệnh viện thuộc Bộ Than nên lại được đổi tên thành “Bệnh viện công ty xây dựng Mỏ Than”.
  • Năm 1978 Bộ Mỏ và Than tách chia Công ty xây dựng mỏ than thành: Công ty xây lắp I ở Đông Anh, Công ty xây lắp Cẩm Phả và một bộ phận sáp nhập vào Công ty Uông Bí. Bệnh viện được giao cho Công ty xây lắp I quản lý nên tên của bệnh viện được đổi thành “Bệnh viện công ty xây lắp I” Địa điểm đóng tại Phổ yên bắc Thái. Địa bàn phục vụ của bệnh viện chủ yếu khu vực Đông Anh và Bắc Thái.
  • Năm 1980 Bộ thành lập Công ty than III, bệnh viện được giao cho Công ty than III quản lý nên tên của bệnh viện lại đổi thành: Bệnh viện công ty than III. Nhiệm vụ là quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho CBCNV thuộc Công ty than III nằm rải rác ở các tỉnh Bắc Thái, Lạng sơn, Nghệ an, Đà Nẵng…
  • Ngày 16/04/1990 để sắp xếp lại sản xuất hợp lý của Công ty Than III. Bộ trưởng Bộ Năng Lượng quyết định thành lập: Trung tâm y tế công ty than III. (QĐ số 189 NL/TCCB-LĐ ngày 16/04/1990 Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải ký).
  • Tháng 5/1992 Bộ Năng Lượng có văn bản số 992 NL/TCCB-LĐ cho phép Trung tâm chuyển cơ sở từ Phổ yên Bắc Thái về Đông Anh- Hà Nội và Giám đốc công ty than III có quyết định số 312 CTT3/TCCB-LĐ cho phép Trung tâm chuyển địa điểm đến và sử dụng trụ sở của Công ty than III để làm cơ sở của Trung tâm. Chỉ trong một thời gian rất ngắn với sự cố gắng của tập thể CBCNV cùng với sự giúp đỡ của công ty, của các đơn vị bạn, Trung tâm đã di chuyển, cải tạo các phòng kỹ thuật, sắp xếp ổn định các khoa phòng và đến ngày 27/08/1992 Trung tâm trở lại hoạt động bình thuờng ở cơ sở mới tại thị trấn Đông Anh- Hà Nội.

 

Giai đoạn: 1992-2000

  • Giai đoạn này cũng là bước ngoặt lịch sử của Trung tâm. Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho công nhân toàn ngành ngày càng cao hơn ngoài việc phục vụ cho CBCNV thuộc Công ty than III, Trung tâm còn giúp Bộ hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật y tế lao động trong toàn ngành là đầu mối thực hiện BHYT và các chương trình y tế quốc gia của ngành… Nên đến ngày 06/01/1993 Bộ trưởng Bộ Năng L­ượng đã quyết định đổi tên Trung tâm y tế Công ty than III thành: Trung tâm y tế lao động Năng Lư ­ợng.
  • Do Bộ Năng L­ượng thành lập 2 Tổng công ty Than Việt Nam và Điện Việt Nam. Trung tâm y tế lao động Năng Lượng lại thuộc Tổng công ty than Việt Nam quản lý nên đến ngày 04/03/1995 Bộ trưởng Bộ Năng Lượng lại quyết định đổi tên Trung tâm y tế lao động Năng Lượng thành: Trung tâm y tế lao động Ngành Than.
  • Năm 2000, năm chuyển giao thiên niên kỷ cũng là bước ngoặt lịch sử của bệnh viện. Với trên 30 năm phục vụ trong ngành Công Nghiệp, Ngày 12/5/2000 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 47/QĐUB tiếp nhận và bàn giao bệnh viện từ Tổng Công ty than Việt Nam về Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và giao cho Sở Y tế Hà Nội quản lý. Bệnh viện vẫn được gọi tên “Trung tâm y tế dự phòng than Khu vực Nội Địa”
  • Ngày 03/7/2000 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 67/QĐ-UB về việc đổi tên “Trung tâm y tế dự phòng than Khu vực Nội Địa” thành “Bệnh viện Bắc Thăng Long”Từ đây Bệnh viện đã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và hoạt động theo đúng ngành dọc của mình. Trụ sở đóng tại: Tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

 

Bệnh viện Bắc Thăng Long ngày nay với quy mô 420 giường bệnh, 28 khoa, phòng chức năng và 2 bộ phận (bộ phận Thăm dò chức năng và Thận nhân tạo) với gần 420 cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Số lượng người bệnh đến khám và điều trị từ 500 đến 800 lượt người bệnh mỗi ngày, với đầy đủ các chuyên khoa để phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh cho tất cả các đối tượng người bệnh có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT.

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám