BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Tin Tức

Tin Tức - Sự Kiện

Bài toán ‘trăm nghìn tỷ’ khi miễn viện phí hơn 100 triệu dân

Các chuyên gia cho rằng triển khai BHYT toàn dân, thuế từ các mặt hàng có hại cho sức khỏe cùng những phương án tài chính mới sẽ giải được bài toán ngân sách khi miễn viện phí. Bộ Y tế đang bắt tay xây dựng đề án này với hai mục tiêu là khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người dân ít nhất mỗi năm một lần và miễn viện phí toàn dân. Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đã xác định lộ trình hai giai đoạn 2026-2030 và 2031-2035 để từng bước hiện thực hóa hai chủ trương quan trọng trên. Theo tính toán của Bộ Y tế, với 100 triệu dân và chi phí trung bình 250.000 đồng mỗi lần khám, ngân sách cần thiết để bảo đảm mỗi người được khám ít nhất một lần mỗi năm là 25.000 tỷ đồng. Niên giám y tế Việt Nam năm 2020 cũng ghi nhận chi ngân sách nhà nước cho y tế là 124.700 tỷ đồng. Nguồn thu khác cho y tế là từ viện phí, bảo hiểm y tế (BHYT), hoạt động dịch vụ… ước khoảng 147.540 tỷ đồng, trong đó BHYT khoảng 100.000 tỷ. Như vậy, tổng chi cho y tế năm 2020 là 272.240 tỷ đồng. PGS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng khi miễn viện phí thì “nguồn lực tài chính là yếu tố then chốt”. Để giải bài toán chi phí trên cần phát triển BHYT toàn dân, toàn diện, đa dạng hình thức để đảm bảo người dân tiếp cận dịch vụ y tế không gặp rào cản tài chính. “Khác với học phí có mức thu ổn định ở mỗi cấp, chi phí điều trị y tế rất đa dạng, dao động từ một vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hơn tỷ đồng cho một ca ghép tạng”, ông Cơ giải thích. Việc Nhà nước hỗ trợ qua BHYT giúp bù đắp chi phí không đồng đều và tháo gỡ nút thắt tài chính cho các bệnh viện, đồng thời tạo điều kiện để cơ sở y tế phát triển chuyên môn và đầu tư công nghệ mới. Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng cho rằng Nhà nước hỗ trợ người dân thông qua BHYT, bù vào phần chi thêm cho ngành y tế làm việc. Như vậy, các bệnh viện cũng không lo phải quay trở lại thời kỳ bao cấp mà ngược lại vẫn tự chủ và tự chủ một cách thuận lợi, có nguồn lực để đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao trình độ, kỹ thuật. Thực tế, trên thế giới, chính sách BHYT toàn dân là nền tảng bền vững của các hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tại các nước Bắc Âu, trong suốt hai thập kỷ qua, chính sách miễn phí hoàn toàn khám chữa bệnh đã góp phần giảm tỷ lệ phá sản hộ gia đình do chi phí y tế xuống dưới 1%, so với mức 8% tại các quốc gia thu nhập trung bình. Bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, chạy đua giành giật sự sống cho người bệnh. Ảnh: Giang Huy Hiện tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đạt 94,2% dân số. Luật BHYT sửa đổi năm 2024 đã mang lại một số cải thiện, song các chuyên gia cho rằng những thay đổi này vẫn chưa đủ toàn diện để tạo đột phá. Việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, nhất là bệnh nhân nghèo hoặc mắc bệnh nặng, còn hạn chế do phạm vi chi trả của BHYT đối với thuốc, vật tư, kỹ thuật tiên tiến và nguồn thu cho quỹ còn eo hẹp. Đặc biệt, trong lộ trình dài hạn để thực hiện miễn viện phí, trước mắt cần xem xét về việc đảm bảo quyền của người bệnh khi tham gia BHYT, với việc cập nhật thường xuyên hơn danh mục thuốc do BHYT chi trả. Hiện tại lần cập nhật toàn diện gần nhất từ năm 2018. Đồng thuận với các ý kiến trên, Thứ trưởng Thuấn cho hay dự kiến sửa đổi Luật BHYT tiến tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân. Việc này nhằm tạo cơ chế cho các nguồn thu mới, như quỹ BHYT bổ sung, từ đó đảm bảo quyền lợi đầy đủ và thực chất hơn cho người bệnh, hướng tới một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân bền vững và công bằng. Mức đóng BHYT hiện là 4,5% lương cơ sở, vẫn duy trì được trạng thái tài chính cân đối. Tuy nhiên, khi mở rộng quyền lợi, tăng mức hưởng, tiến tới miễn viện phí thì cần sửa đổi Luật BHYT, tái cơ cấu mức đóng, bảo đảm khả năng chi trả. Các chuyên gia cũng cho rằng nguồn lực tài chính còn cần huy động từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa. Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng có nhiều lựa chọn khác nhau để tài trợ cho việc này, bao gồm cả việc dành riêng doanh thu từ thuế thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường. Một số nước đã dùng doanh thu từ các mặt hàng này để bù đắp ngân sách chi cho y tế. Ví dụ, ở Thái Lan, 2% thuế rượu và thuốc lá tạo quỹ hơn 120 triệu USD/năm để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Philippines dành đến 85% thuế thuốc lá cho y tế. Còn ông Cơ đề nghị cân nhắc đưa các phương án tài chính mới với sự tham gia của xã hội, doanh nghiệp vào khung pháp lý rõ ràng để bổ sung nguồn ngân sách cho chăm sóc sức khỏe toàn dân. Ở các nước phát triển, nhiều bệnh viện phi lợi nhuận hoạt động hiệu

Hà Nội: Người dân sẽ được miễn phí xe cấp cứu vận chuyển ngoại viện

Theo dự thảo Nghị quyết, tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện là 0%. Như vậy, nếu được thông qua, người dân sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện sẽ không phải trả tiền. UBND TP. Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến đề nghị xây dựng “Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện”. Theo UBND TP. Hà Nội, ngành y tế Thủ đô hiện nay có 61 đơn vị trực thuộc nhưng chỉ có Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội được giao nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu ngoại viện (cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến bệnh viện để tiếp tục điều trị). Hiện nay, đơn vị thực hiện thu dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoại viện theo Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá được ban hành đã 8 năm, với mức lương cơ sở tại thời điểm đó là 1,3 triệu đồng/tháng (hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng) và chưa tính các yếu tố trượt giá. Do đó, mức giá trên đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, việc thu dịch vụ vận chuyển cấp cứu gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất thu cao. Nguyên nhân là bởi công tác thu thực hiện vào thời điểm nhạy cảm khi người bệnh và gia đình đang rất lo lắng; bệnh nhân tai nạn giao thông không có người nhà, bệnh nhân trong các trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn thương tích… Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cấp cứu cho người bệnh Do đó, việc kịp thời có một chính sách quy định tỷ lệ đồng chi trả của người dân là một chính sách hỗ trợ người dân và giảm tỷ lệ thất thu cho cơ sở y tế. Theo đề xuất, danh mục dịch vụ cấp cứu ngoại viện xây dựng giá chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định gồm 22 dịch vụ. Tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện là 0%. UBND TP. Hà Nội cũng đề xuất các cơ sở y tế thực hiện dịch vụ cấp cứu ngoại viện không thực hiện thu của những đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác. UBND TP. Hà Nội cho biết, việc ban hành mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định sẽ giúp tạo nguồn thu, tăng tính tự chủ tài chính cho các cơ sở y tế; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân có nhu cầu vận chuyển cấp cứu. Đánh giá về tác động của chính sách này, UBND TP. Hà Nội cho biết, Nghị quyết được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế phát sinh; tạo sự thống nhất, bình đẳng của toàn bộ người dân khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố. Hơn nữa, việc người dân được hỗ trợ 100% giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện thể hiện được chính sách ưu việt, nhân văn của hệ thống chính trị tới toàn bộ người dân Thủ đô, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Dự kiến, Nghị quyết sẽ được HĐND TP. Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 23, được tổ chức giữa tháng 7/2025. https://tienphong.vn/ha-noi-nguoi-dan-se-duoc-mien-phi-xe-cap-cuu-van-chuyen-ngoai-vien-post1743397.tpo

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những lời căn dặn của Bác về y đức và sứ mệnh của người thầy thuốc

Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, các thế hệ thầy thuốc và ngành y tế luôn coi những lời căn dặn của Bác là phương châm hành động, là trách nhiệm đối với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các bác sỹ trong chuyến thăm Viện Quân y 7 Hải Phòng, tháng 5/1957 Năm 2025 đánh dấu tròn 70 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho hội nghị cán bộ y tế. Ngày 27/2/1955, hội nghị cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, vì bận việc nên Bác không đến dự được, thay vào đó, Bác gửi một bức thư tới hội nghị. Trong thư, Bác dành sự quan tâm đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ y tế, đồng thời căn dặn, gợi ý một số điều. Với ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, ngày 6/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định lấy ngày 27/2 hằng năm là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. 70 năm ngày Bác viết “Thư gửi hội nghị cán bộ y tế” năm 1955 Bức thư ngắn gọn, súc tích, chỉ có 368 từ, đó là ý kiến chỉ đạo của Bác, đồng thời cũng là gợi ý để cán bộ y tế thảo luận, bàn bạc tại hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955. “Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. Thương yêu người bệnh. Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. ‘Lương y phải như từ mẫu,’ câu nói ấy rất đúng. Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc ‘đông’ và thuốc ‘tây.’” Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng (Bệnh viện Việt Đức) trao đổi cùng các đồng nghiệp trước ca mổ Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, các thế hệ thầy thuốc và ngành y tế Việt Nam luôn lấy đây là phương châm hành động, là trách nhiệm đối với nhân dân khi được Đảng và Bác kính yêu giao cho. Ngành y tế Việt Nam đã không ngừng phát triển và trưởng thành về mọi mặt, từ tổ chức mạng lưới đến chất lượng công tác phòng bệnh và chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Sự đóng góp rất lớn của ngành y tế, đã góp phần đưa Việt Nam trở điểm sáng thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Những lời căn dặn của Bác về y đức, về sứ mệnh của người thầy thuốc Không chỉ trong bức thư Bác viết ngày 27/2/1955, mà sinh thời trong những bài nói, bài viết, thư gửi, câu “Lương y như từ mẫu,” sứ mệnh, trọng trách của người thầy thuốc được Bác nhắc lại nhiều lần. Tháng 3/1948, trong “Thư gửi hội nghị quân y,” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu. Vì sự kích thích trong chiến trận, vì sự sinh hoạt khắc khổ trong quân đội, vì sự tu dưỡng chưa đầy đủ, hoặc vì những điều kiện khổ sở, một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những ca như vậy, chúng ta nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hóa họ. Người ta có câu: ‘Lương y như từ mẫu,’ nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải như một người mẹ hiền….” Ca phẫu thuật nối gân bàn tay cho bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái Tháng 6/1953, trong “Thư gửi hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953,” Bác chỉ rõ: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế (bác sỹ, y tá, những người giúp việc) cần phải: thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu.” Tháng 2/1955, trong “Thư gửi hội nghị cán bộ y tế,” Bác nhấn mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác

Hướng dẫn cách góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách thức tham gia góp ý sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013 thông qua ứng dụng VNeID. Chiều 5/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với 452/452 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội). Trước đó, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản trong Hiến pháp năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào các quy định về việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương; quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… Từ nay đến hết ngày 29/5, người dân có thể tham gia góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức thực hiện điều này. Điều kiện để tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID Để tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, đầu tiên người dùng cần phải cập nhật ứng dụng VNeID trên smartphone lên phiên bản mới nhất. Thông thường, các ứng dụng trên điện thoại sẽ tự động được cập nhật khi có phiên bản mới, do vậy bạn có thể bỏ qua bước này. Ngoài ra, người dùng cần phải đăng ký tài khoản định danh mức 2. Mặc định, khi người dân làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) và đăng ký tài khoản VNeID sẽ tương ứng với tài khoản định danh mức 1. Để kiểm tra tài khoản của mình đang định danh mức 1 hay mức 2, người dùng đăng nhập vào tài khoản VNeID trên smartphone, thông tin về tài khoản định danh sẽ được hiển thị ngay trên ứng dụng. Tuy nhiên, công dân không thể tự đăng ký tài khoản mức 2, mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2, người dân cần xuất trình thẻ CCCD, cung cấp thông tin về số điện thoại… Ngoài ra, công dân cũng có thể xuất trình giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm… để được tích hợp thông tin vào tài khoản định danh cấp độ 2 nếu muốn. Cơ quan quản lý sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID, tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. Đối với các trường hợp CCCD gắn chip được cấp sau 1/4/2022 thì đã được đăng ký sẵn tài khoản định danh điện tử mức 2 khi đi làm CCCD gắn chip. Tuy nhiên, người dân cần phải tải ứng dụng VNeID để kích hoạt tài khoản. Các bước tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID Sau khi cập nhật ứng dụng VNeID lên phiên bản mới nhất và tài khoản định danh điện tử mức 2 đã được kích hoạt, bạn đọc có thể thực hiện theo các bước sau để tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID. – Kích hoạt ứng dụng VNeID trên smartphone và đăng nhập vào ứng dụng. – Sau khi đăng nhập ứng dụng, nhấn vào mục “Tiện ích: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID” trên giao diện chính. Nhấn tiếp vào biểu tượng “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” tại giao diện hiện ra. – Bước tiếp theo, bạn nhấn nút “Đọc” để xem rõ nội dung của những sửa đổi, bổ sung các điều, khoản trong Hiến pháp. Sau khi đọc kỹ nội dung, bạn kéo xuống phía dưới, nhấn nút “Tán thành” nếu đồng ý với những sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp không tán thành, bạn nhấn nút “Không tán thành” và nhập thêm ý kiến đóng góp để bổ sung và sửa đổi Hiến pháp. Sau khi chọn “Tán thành” hoặc “Không tán thành” và điền nội dung kiến nghị, bạn nhấn nút “Lưu” và nhấn nút “Đóng” tại hộp thoại hiện ra. Quay trở lại giao diện đọc nội dung Hiến pháp, bạn kéo lên trên, nhấn vào menu để chọn và tiếp tục đọc nội dung sửa đổi của những điều, khoản khác trong Hiến pháp 2013. Sau khi đọc kỹ các nội dung sửa đổi này, bạn tiếp tục nhấn “Tán thành” hoặc “Không tán thành” và nhập nội dung kiến nghị, góp ý như đã hướng dẫn ở trên. Người dùng tiếp tục thực hiện các bước như trên cho đến khi hoàn tất “Tán thành” hoặc “Không tán thành” (kèm theo ý kiến đóng góp) tất cả các nội dung sửa đổi những điều trong Hiến pháp 2013. Cách gửi kiến nghị, góp ý sửa đổi các Điều khác trong Hiến pháp; góp ý Kỹ thuật lập Hiến Trong trường hợp bạn muốn gửi kiến nghị, góp ý để sửa đổi thêm các Điều, Khoản khác trong Hiến pháp hoặc muốn góp ý về kỹ thuật lập Hiến (cách soạn thảo và tổ chức nội dung của Hiến pháp sao cho dễ hiểu, logic, rõ ràng, phù hợp với thực tế xã hội và pháp luật…), bạn kích hoạt và đăng nhập vào ứng dụng VNeID. Từ giao diện chính của VNeID, bạn nhấn vào mục “Tiện ích: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID” như đã hướng dẫn ở trên. Nhấn tiếp vào biểu tượng “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” tại

Kỳ tích: ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi 8 tháng tuổi, nặng chỉ 6,5kg từ người hiến chết não

Ngày 18/4 trở thành một dấu mốc đáng nhớ với Hệ thống Y tế Vinmec và ngành phẫu thuật ở Việt Nam khi nơi này thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho một bệnh nhi 8 tháng tuổi, nặng chỉ 6,5kg. Không chỉ là ca ghép gan ở bệnh nhi nhẹ cân nhất từng thực hiện tại Vinmec, đây còn là một trong những ca ghép gan nhỏ tuổi và nhẹ cân hiếm hoi tại Việt Nam, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhi mắc bệnh gan hiểm nghèo. Bé N.L.T chào đời khỏe mạnh nhưng chỉ sau vài ngày, trên cơ thể nhỏ bé ấy đã xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Mẹ của bé kể, khi con mới 10 ngày tuổi, chị phát hiện trên da có những chấm xuất huyết nhỏ, đưa đi khám thì phát hiện men gan cao. Lúc ấy, bác sĩ khuyên về nhà theo dõi thêm. Nhưng khi về nhà, da con càng lúc càng vàng, mắt cũng vàng, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, bụng trướng to bất thường. Những ngày sau, mẹ bé chạy khắp các bệnh viện lớn, từ Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Nhi Trung ương… rồi nhận về một chẩn đoán lạnh người: bệnh nhi teo mật bẩm sinh. “Lúc ấy, em chưa hiểu rõ, chỉ nghĩ bệnh tim bẩm sinh còn chữa được thì bệnh này chắc cũng không quá nghiêm trọng. Nhưng đến khi vào viện, nhìn những đứa trẻ bụng trướng căng, da vàng sậm, em mới biết bệnh của con mình nặng thế nào”, chị kể. Phát hiện con mình bị căn bệnh hiếm, rất nguy hiểm và vô cùng khó chữa nhưng người mẹ cắn răng âm thầm không nói với bất cứ ai. “Mọi người hỏi han về tình hình bệnh tật của con, nhưng em vẫn giấu cho đến khi con mổ thì mọi người mới biết. Vào thăm con, thấy các bạn ở cùng khoa với những triệu chứng rất nặng thì mọi người mới biết bệnh này nguy hiểm. Lúc đó cứ ai hỏi em về tình hình bệnh của con là em càng khóc”, người mẹ nghẹn ngào nhớ lại. Bé T. nhanh chóng được chỉ định phẫu thuật Kasai – một phương pháp nối đường mật ngoài gan với ruột – khi mới 1,5 tháng tuổi. Thế nhưng, hy vọng mong manh ấy nhanh chóng tắt lịm. Bệnh tình không thuyên giảm, da vẫn vàng, gan vẫn to, bụng trướng, bé quấy khóc triền miên, lách to gây chèn ép cơ hoành, khiến bé thở khó nhọc. Gia đình liên tục đi khám, trung bình 1-2 tuần/lần, bệnh viện dần trở thành ngôi nhà thứ hai của hai mẹ con. Đỉnh điểm của tuyệt vọng là khi các xét nghiệm từ bố, mẹ, ông, bà đều không phù hợp để hiến gan. Người mẹ trẻ gần như sụp đổ, có lúc từng nghĩ “hai mẹ con cùng đi đến nơi thật xa, giải thoát cho nhau để con không phải chịu đau đớn nữa”. Nhưng giữa lúc mọi cánh cửa dần khép lại, tin vui bất ngờ đến: Có một phần lá gan phù hợp từ bệnh nhân chết não tại Bệnh viện Bạch Mai có cùng nhóm máu với bé T. Một tia hy vọng lóe sáng, sự sống sẽ được chuyển giao. Ngay lập tức, hệ thống “Báo động đỏ” của Vinmec được kích hoạt. Hội đồng Chuyên môn Ghép gan khẩn cấp triệu tập, bao gồm các chuyên khoa Ngoại khoa Gan – Mật, Gây mê, Hồi sức cấp cứu, Nhi khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Dược…, dưới sự chủ trì của Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn – Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Hội đồng Chuyên môn Ghép gan đã hội chẩn và đi đến kết luận bệnh nhi bị xơ gan giai đoạn cuối do teo đường mật bẩm sinh. Họ thống nhất: Ghép gan là phương pháp duy nhất cứu sống bé. Tuy nhiên, bệnh nhi chỉ nặng 6,5kg và tiền sử bệnh trong thời gian dài của cháu bé đặt ra những thách thức lớn về gây mê – hồi sức và đặc biệt là kỹ thuật ghép. Tất cả đã được đội ngũ y bác sĩ Vinmec thảo luận rất chi tiết và đưa ra các phương án để đảm bảo an toàn cho bệnh nhi. Ca mổ được thực hiện chỉ sau 4 giờ chuẩn bị – một khoảng thời gian kỷ lục. Nhớ lại ca phẫu thuật, PGS.TS.BS Lê Văn Thành, người đóng vai trò tổng chỉ huy cuộc ghép, kể: “Ca phẫu thuật kéo dài hơn 10 tiếng, từng bước tiến hành và phối hợp chính xác đến từng phút. Chúng tôi làm việc với áp lực cao nhất, vì hiểu rằng từng giây, từng phút trôi qua là sự sống của bệnh nhi bị đe dọa”. Với thể trạng chỉ 6,5kg, các mạch máu trong cơ thể bé chỉ 3-4mm, nhỏ bằng khoảng một phần ba so với người trưởng thành. Không chỉ có vậy, bé còn gặp hai bất thường mạch máu nghiêm trọng: Teo tĩnh mạch cửa, teo tĩnh mạch chủ dưới đoạn sau gan – những thách thức cực lớn đòi hỏi phải tạo hình lại toàn bộ hệ thống mạch máu. “Đây là ca ghép khó nhất mà chúng tôi từng thực hiện, vì bệnh nhi nhỏ tuổi, nhẹ cân, có nhiều bất thường giải phẫu, đồng thời phải khắc phục tình trạng rối loạn đông máu. Bất cứ sai sót nhỏ nào cũng có thể dẫn tới thảm họa”, TS.BS Đào Đức Dũng- một trong những phẫu thuật viên chính của kíp mổ- chia sẻ. Ngay sau khi kết thúc ca mổ, thuốc mê vừa ngừng, tiếng khóc của cháu bé vang lên từ phòng mổ. Đó không chỉ là tiếng khóc của một em bé, mà là

Tăng cường an ninh bệnh viện ngăn hành hung y bác sĩ

Trong bối cảnh thời gian qua một số cơ sở khám chữa bệnh xảy ra tình trạng thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế. Ngày 12/5, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện triển khai biện pháp đảm bảo an ninh, có phương án phòng ngừa ứng phó với tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế. Điển hình, từ đầu năm 2025 đến nay liên tiếp 3 vụ việc tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai vào ngày 31/3; Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ vào ngày 28/4 và Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định vào ngày 3/5. “Các vụ việc trên làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện; ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh; ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, đe dọa tính mạng, giảm động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc“, Bộ Y tế nêu. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế địa phương, giám đốc bệnh viện tăng cường đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho cơ sở khám chữa bệnh. Hệ thống camera an ninh được lắp đặt tại các khu vực trọng điểm như khoa khám bệnh, cấp cứu, phòng trực, hành lang hành chính, lối vào bệnh viện… Bệnh viện tăng cường nhân lực bảo vệ, bố trí trực 24/7 tại các vị trí trọng yếu và bảo đảm tính chủ động trong xử lý tình huống, đồng thời phối hợp với công an và chính quyền địa phương xử lý hành vi vi phạm. Mặt khác, bệnh viện rà soát quy trình tiếp nhận và xử trí cấp cứu, quy trình khám bệnh và các quy định về cung cấp, trao đổi thông tin với người bệnh cùng thân nhân. Nhân viên y tế phải được giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống. Để giảm thời gian bệnh nhân chờ đợi, tránh quá tải, giảm nguy cơ xung đột, các bệnh viện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, đặc biệt là triển khai hiệu quả hồ sơ bệnh án điện tử, đăng ký khám trực tuyến, khám theo khung giờ… TS Hà Anh Đức, Cục trưởng Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay tình trạng bác sĩ bị tấn công đã kéo dài nhiều năm và từng có những vụ việc nghiêm trọng dẫn tới tử vong. Áp lực khám chữa bệnh ngày càng lớn, ước tính mỗi năm có khoảng 200 triệu lượt khám, khiến đội ngũ y tế luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, tâm lý người bệnh và người nhà mong muốn được phục vụ nhanh, kỹ lưỡng, trong khi nguồn lực y tế có hạn, càng làm gia tăng căng thẳng. Sự kỳ vọng vượt ngoài khả năng đáp ứng của bệnh viện cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mâu thuẫn. Ông dẫn chứng tại một số quốc gia phát triển, người dân có thể chờ đợi dịch vụ y tế nhiều tuần, trong khi tại Việt Nam chỉ cần phải đợi vài tiếng đã có thể gây bức xúc. Đồng thời, không loại trừ trường hợp y bác sĩ cư xử chưa phù hợp do áp lực công việc, khiến những va chạm nhỏ cũng có thể leo thang thành xung đột nếu cả hai bên thiếu kiềm chế. “Bộ Y tế đã ban hành quy tắc đạo đức ngành, lấy người bệnh làm trung tâm. Tuy nhiên, để bảo đảm môi trường an toàn cho y bác sĩ, rất cần sự hợp tác, chia sẻ và tôn trọng quy trình chuyên môn từ phía người dân”, ông Đức nói. https://vnexpress.net/siet-an-ninh-benh-vien-ngan-hanh-hung-y-bac-si-4884938.html

Phòng ngừa và điều trị kịp thời về sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến đối với người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này. Sỏi tiết niệu là gì? Phát hiện và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, có thể gây đau đớn dữ dội song một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. 1. Sỏi tiết niệu là gì?Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Hệ tiết niệu ở người 2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì? Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu. 3. Những ai dễ bị sỏi tiết niệu? + Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu. + Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu. + Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu. + Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần. + Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi. + Người nằm bất động lâu ngày. + Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…). + Đang sử dụng một số thuốc. + Người lao động trong môi trường nóng bức. + Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu. 4. Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu? Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc. Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm). Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn. 5. Tác hại của sỏi tiết niệu? Đáng lo ngại là một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. Những trường hợp này chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp CT kiểm tra sức khỏe định kỳ. Về lâu dài, sỏi không được loại bỏ sẽ làm tổn thương nhu mô thận, dẫn đến suy thận mạn tính – buộc bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Đặc biệt, những cơn đau tái phát thường xuyên khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, giảm hiệu suất lao động. 6. Điều trị và phòng tránh sỏi tiết niệu Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí sỏi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, Bệnh viện Bắc Thăng Long đang ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn, giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Điều trị nội khoa được chỉ định cho sỏi nhỏ dưới 7 mm. Bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước (2.5-3 lít/ngày), kết hợp thuốc giãn cơ trơn và giảm đau để đào thải sỏi tự nhiên. Tuy nhiên bệnh nhân cần tái khám sau thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, sỏi không tự đào thải được thì cần can thiệp phẫu thuật để xử lí sỏi, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận và tình trạng sức khỏe chung. Với sỏi lớn hơn, trước đây tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) từng là lựa chọn phổ biến nhờ ưu điểm không xâm lấn. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như thường chỉ áp dụng cho sỏi nhỏ trên thận hoặc niệu quản đoạn trên, có thể gây tổn thương mô xung quanh, tỷ lệ sạch sỏi sau một lần tán còn thấp nên có trường hợp phải tán nhiều lần, đặc biệt trường hơp viên sỏi cứng hoặc người bệnh có thể trạng béo. Thay vào đó, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được ưu tiên cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa hoặc bàng quang hoặc sử dụng ống nội soi mềm đưa qua đường niệu đạo (với sỏi niệu quản 1/3 trên hoặc sỏi thận dưới 2 cm) với ưu điểm vượt trội hoàn toàn giúp tán vụn sỏi mà không cần rạch da, đồng thời hạn chế những tai biến mà phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mang lại. Đối với sỏi thận lớn trên 2 cm hoặc sỏi san hô, tán sỏi qua da (PCNL) là giải pháp tối ưu. Bác sĩ tạo một hay nhiều đường hầm nhỏ từ da vùng thắt lưng vào thận để tiếp

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám