BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Tin Tức

Tin Tức - Sự Kiện

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia khám, chữa bệnh BHYT không bị gián đoạn

Ngày 30/6, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn số 291/SYT- QLBHYTCNTT gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố về đảm bảo công tác khám, chữa bệnh BHYT. Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức có hiệu lực. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT không bị gián đoạn khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội khu vực tiếp tục thực hiện, duy trì khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố. Cán bộ y tế hỗ trợ người dân khi thực hiện thủ tục khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác tiếp nhận và tiếp tục bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân. Các đơn vị duy trì mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp để thực hiện trích chuyển dữ liệu thanh toán BHYT trong giai đoạn chuyển tiếp. Các trạm y tế xã, phường mới khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và phối hợp với các phòng của Sở Y tế để thực hiện thủ tục Điều chỉnh giấy phép hoạt động và cấp mã khám, chữa bệnh theo hướng dẫn. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, đề nghị các đơn vị liên hệ về Sở Y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội khu vực để được hướng dẫn giải quyết kịp thời. Quan điểm xuyên suốt của ngành là đảm bảo tốt nhất công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô. https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/-am-bao-quyen-loi-cua-nguoi-tham-gia-kham-chua-benh-bhyt-khong-bi-gian-oan

Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi ăn dưa chuột hằng ngày

Dưa chuột (hay dưa leo) là loại quả phổ biến, chúng có nhiều công dụng như hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch và làm dịu các cơn đau nhức và sưng tấy. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe tốt nhất của việc ăn dưa chuột hằng ngày: Giữ nước cho cơ thể Dưa chuột chứa tới 96% hàm lượng nước, có thể giữ cho cơ thể của bạn đủ nước và đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Bổ sung đủ nước thông qua trái cây và rau quả đảm bảo rằng các tế bào nhận được dinh dưỡng thích hợp. Từ đó, giúp bạn chống lại sự kiệt sức và tràn đầy năng lượng cho cả ngày. Do đó, dưa chuột cũng là một lựa chọn ăn vặt tốt. Hỗ trợ giảm cân Dưa chuột là một trong những lựa chọn hỗ trợ giảm cân tốt nhất và dễ dàng nhất có sẵn một cách tự nhiên. Trên thực tế, nhiều chuyên gia coi đây là loại trái cây cần phải có khi đang trong thời gian giảm cân. Dưa chuột không chỉ dễ ăn và nhẹ bụng mà còn chứa nhiều chất xơ và hàm lượng nước, đồng thời là một lựa chọn thực phẩm ít calo tuyệt vời. Giảm đau nhức và đau khớp Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp và đau nhức cơ bắp, hãy đảm bảo rằng chế độ ăn có nhiều dưa chuột và các loại salad xanh khác. Dưa chuột không chỉ tốt cho sức khỏe làn da mà còn thúc đẩy xương và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Chúng cũng hoạt động như một chất chữa bệnh tốt trong các trường hợp đau nhức. Đó là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để đưa vào chế độ ăn uống khi bạn bắt đầu lão hóa. Tốt cho nướu răng Dưa chuột có thể giúp điều chỉnh cân bằng axít trong miệng, duy trì cân bằng độ pH, cuối cùng giúp cơ thể ngăn ngừa và chữa lành các vết cắt và vết thương nhỏ trong thời gian ngắn hơn. Thường xuyên ăn dưa chuột cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh về nướu và bệnh răng miệng. Một số người cho rằng ăn trái cây và rau quả như dưa chuột, cần tây, cà rốt có thể hoạt động như chất làm trắng răng và làm sạch mảng bám. Xây dựng các mô và thúc đẩy lưu lượng máu Dưa chuột rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho cơ thể và có lợi cho các hoạt động quan trọng. Chất chống oxy hóa cao có trong trái cây như dưa chuột có thể giúp điều chỉnh lưu lượng máu, đối phó với các gốc tự do và thậm chí giúp tái tạo sự phát triển của mô trong cơ thể. Giúp thải độc tố Ăn dưa chuột thường xuyên có thể điều chỉnh thói quen vệ sinh. Thêm vào đó, nó giúp cơ thể dễ dàng đào thải vi trùng và độc tố khó chịu có thể cản trở quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Dưa chuột không chỉ ngăn ngừa tình trạng mất nước mà còn chứa rất nhiều chất xơ. Hàm lượng magie và kali trong trái cây này cũng giúp loại bỏ các vấn đề như đầy hơi và bệnh đường ruột. Điều chỉnh mức cholesterol Một lý do khác để ăn dưa chuột thường xuyên là chúng có chứa hàm lượng pectin lành mạnh, một loại chất xơ hòa tan tự nhiên giúp giảm cholesterol trong máu, loại bỏ độc tố và tốt cho tim. Có thể ngăn ngừa ung thư Dưa chuột là một thành viên của họ bầu bí, chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có vị đắng gọi là cucurbitacin. Theo một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Dịch vụ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm cho thấy dưa chuột có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư sinh sôi. 133g dưa chuột với vỏ cung cấp khoảng 1g chất xơ. Chất xơ có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Dưa chuột cũng chứa nhiều loại vitamin B, vitamin A và chất chống oxy hóa, bao gồm một loại được gọi là lignans. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng lignans trong dưa chuột và các loại thực phẩm khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường Dưa chuột chứa các chất có thể giúp giảm lượng đường trong máu hoặc ngăn lượng đường trong máu tăng quá cao. Một giả thuyết cho rằng cucurbitacins trong dưa chuột giúp điều chỉnh quá trình giải phóng insulin và chuyển hóa glycogen ở gan, một loại hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường trong máu. Một nghiên cứu cho thấy vỏ dưa chuột giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở chuột. Điều này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa của nó. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, dưa chuột có chỉ số đường huyết (GI) thấp, rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường. Dưa chuột tốt cho sức khỏe, song để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng chỉ nên ăn với số lượng vừa phải cùng với các loại trái cây và rau quả khác. https://dantri.com.vn/suc-khoe/loi-ich-suc-khoe-bat-ngo-khi-an-dua-chuot-hang-ngay-20250115075548387.htm

Các triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới

Biến thể XEC lan nhanh gấp 7 lần cúm, gây ra 5 triệu chứng phổ biến gồm ho, sốt, mệt mỏi, đau họng và mất vị giác hoặc khứu giác. Biến thể XEC, dòng phụ mới của Omicron, đang lan rộng nhanh chóng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Thái Lan. Bên cạnh khả năng truyền nhiễm được cảnh báo nhanh gấp 7 lần cúm, biến thể này cũng gây ra một loạt triệu chứng dễ bị bỏ qua. Các chuyên gia đã chỉ ra 5 triệu chứng phổ biến nhất của biến thể XEC, dựa trên dữ liệu lâm sàng và đánh giá của chuyên gia quốc tế. Ho – dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết Ho là một trong những biểu hiện sớm và phổ biến nhất của XEC. Bệnh nhân thường bị ho khan, dai dẳng và khó kiểm soát, đi kèm cảm giác ngứa rát họng. Theo Assure Covid-19 Lab, Mỹ, hơn 70% ca nhiễm gần đây ghi nhận triệu chứng ho. “Ho do biến chủng XEC có thể kéo dài nhiều ngày, kể cả sau khi các triệu chứng chính khác đã biến mất”, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, cho biết. Ông khuyến cáo những người có biểu hiện ho nên tự cách ly và theo dõi tình trạng hô hấp vì đây là triệu chứng có nguy cơ lan truyền cao. Sốt và ớn lạnh – phản ứng của cơ thể với virus Dù không phải bệnh nhân nào cũng bị sốt, đây vẫn là một trong những triệu chứng phổ biến ở những người nhiễm XEC. Sốt thường nhẹ đến trung bình (37,5-38,5 độ C), kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau nhức cơ thể. Theo báo cáo của Mayo Clinic, triệu chứng sốt thể hiện phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại sự nhân lên của virus. Bác sĩ Allison Arwady, chuyên gia y tế cộng đồng tại Chicago, cho biết với biến thể XEC, sốt thường không kéo dài quá 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh có sẵn bệnh nền, triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.                                                 Y tá tiêm vaccine Covid-19 cho bé gái ở thành phố Bandung, tỉnh Tây Java, Indonesia. Ảnh: AFP Mệt mỏi kèm giảm tập trung Một đặc điểm đáng chú ý ở bệnh nhân nhiễm XEC là cảm giác mệt mỏi kéo dài, kể cả khi các triệu chứng khác đã giảm. Theo Johns Hopkins Medicine, hơn 40% người nhiễm Covid-19 có thể tiếp tục cảm thấy kiệt sức nhiều ngày đến vài tuần sau khi khỏi bệnh. Với biến thể XEC, mệt mỏi còn đi kèm giảm khả năng tập trung và mất ngủ nhẹ. “Mệt mỏi không chỉ là triệu chứng cấp tính mà còn là biểu hiện cho thấy virus ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương”, tiến sĩ Emily Landon, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Chicago, cảnh báo. Đau họng ngay từ ngày đầu nhiễm bệnh Đau họng là một trong những biểu hiện dễ bị bỏ qua, nhất là trong mùa cúm. Tuy nhiên, với XEC, tình trạng đau rát họng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân ngay từ ngày đầu tiên nhiễm virus. Theo CDC Mỹ, đau họng liên quan đến Covid-19 thường có xu hướng đột ngột và đi kèm cảm giác khô, rát khi nuốt. “Bệnh nhân XEC thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi rõ rệt như cúm, vì vậy đau họng nên được coi là dấu hiệu cảnh báo”, tiến sĩ Jorge Moreno từ Đại học Yale nhận định. Mất vị giác hoặc khứu giác vẫn là dấu hiệu đặc trưng Dù xuất hiện phổ biến hơn ở các biến thể trước, mất vị giác hoặc khứu giác vẫn được ghi nhận ở nhiều ca nhiễm XEC. Tình trạng này thường xảy ra sau vài ngày nhiễm bệnh, và có thể kéo dài hàng tuần. Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Medical Association, việc mất khứu giác có liên quan đến mức độ viêm nhiễm ở vùng mũi, họng. Mất khứu giác, dù ít gặp hơn so với giai đoạn đầu đại dịch, vẫn được coi là chỉ dấu đặc trưng giúp phân biệt Covid-19 với các bệnh đường hô hấp khác, theo nhận định của tiến sĩ Claire Hopkins, chuyên gia tai mũi họng tại Anh. https://vnexpress.net/cac-trieu-chung-pho-bien-cua-bien-the-covid-19-moi-4888734.html

Thư mời tham gia tư vấn

1. Thuê hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và bệnh án điện tử tại bệnh viện Bắc Thăng Long 2. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT của bệnh viện Bắc Thăng Long Chi tiết thư mời: xem link tại đây

Tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 19/5  có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19. Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 thời điểm dịch bùng phát năm 2021. Ảnh: VGP Theo ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện thế giới ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay phát hiện rải rác gần 150 ca tại 27 tỉnh, thành, không có trường hợp tử vong. Để chủ động ứng phó, Cục đề nghị các cơ sở y tế khẩn trương rà soát, cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị bệnh nhân theo dự báo tình hình dịch; không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ. Các đơn vị cần sẵn sàng cơ sở vật chất, khu cách ly, thiết bị, vật tư y tế để tổ chức cách ly, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn. Đồng thời, tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt qua đường hô hấp, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan trong bệnh viện. Có giải pháp bảo vệ nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi… và các khoa hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật. Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị báo cáo ca bệnh theo quy định. Trước đó, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình 20 ca/tuần. Bộ Y tế lưu ý các cơ sở y tế chủ động giám sát, theo dõi dịch, sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị, nhất là nhóm nguy cơ cao. Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời… Người đến hoặc trở về từ các nước có số ca mắc cao cần chủ động theo dõi sức khỏe để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới theo dõi diễn biến dịch và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp. https://nld.com.vn/ly-do-bo-y-te-de-nghi-benh-vien-tang-cuong-phong-covid-19-196250519180630701.htm

Bài toán ‘trăm nghìn tỷ’ khi miễn viện phí hơn 100 triệu dân

Các chuyên gia cho rằng triển khai BHYT toàn dân, thuế từ các mặt hàng có hại cho sức khỏe cùng những phương án tài chính mới sẽ giải được bài toán ngân sách khi miễn viện phí. Bộ Y tế đang bắt tay xây dựng đề án này với hai mục tiêu là khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người dân ít nhất mỗi năm một lần và miễn viện phí toàn dân. Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đã xác định lộ trình hai giai đoạn 2026-2030 và 2031-2035 để từng bước hiện thực hóa hai chủ trương quan trọng trên. Theo tính toán của Bộ Y tế, với 100 triệu dân và chi phí trung bình 250.000 đồng mỗi lần khám, ngân sách cần thiết để bảo đảm mỗi người được khám ít nhất một lần mỗi năm là 25.000 tỷ đồng. Niên giám y tế Việt Nam năm 2020 cũng ghi nhận chi ngân sách nhà nước cho y tế là 124.700 tỷ đồng. Nguồn thu khác cho y tế là từ viện phí, bảo hiểm y tế (BHYT), hoạt động dịch vụ… ước khoảng 147.540 tỷ đồng, trong đó BHYT khoảng 100.000 tỷ. Như vậy, tổng chi cho y tế năm 2020 là 272.240 tỷ đồng. PGS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng khi miễn viện phí thì “nguồn lực tài chính là yếu tố then chốt”. Để giải bài toán chi phí trên cần phát triển BHYT toàn dân, toàn diện, đa dạng hình thức để đảm bảo người dân tiếp cận dịch vụ y tế không gặp rào cản tài chính. “Khác với học phí có mức thu ổn định ở mỗi cấp, chi phí điều trị y tế rất đa dạng, dao động từ một vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hơn tỷ đồng cho một ca ghép tạng”, ông Cơ giải thích. Việc Nhà nước hỗ trợ qua BHYT giúp bù đắp chi phí không đồng đều và tháo gỡ nút thắt tài chính cho các bệnh viện, đồng thời tạo điều kiện để cơ sở y tế phát triển chuyên môn và đầu tư công nghệ mới. Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng cho rằng Nhà nước hỗ trợ người dân thông qua BHYT, bù vào phần chi thêm cho ngành y tế làm việc. Như vậy, các bệnh viện cũng không lo phải quay trở lại thời kỳ bao cấp mà ngược lại vẫn tự chủ và tự chủ một cách thuận lợi, có nguồn lực để đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao trình độ, kỹ thuật. Thực tế, trên thế giới, chính sách BHYT toàn dân là nền tảng bền vững của các hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tại các nước Bắc Âu, trong suốt hai thập kỷ qua, chính sách miễn phí hoàn toàn khám chữa bệnh đã góp phần giảm tỷ lệ phá sản hộ gia đình do chi phí y tế xuống dưới 1%, so với mức 8% tại các quốc gia thu nhập trung bình. Bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, chạy đua giành giật sự sống cho người bệnh. Ảnh: Giang Huy Hiện tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đạt 94,2% dân số. Luật BHYT sửa đổi năm 2024 đã mang lại một số cải thiện, song các chuyên gia cho rằng những thay đổi này vẫn chưa đủ toàn diện để tạo đột phá. Việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, nhất là bệnh nhân nghèo hoặc mắc bệnh nặng, còn hạn chế do phạm vi chi trả của BHYT đối với thuốc, vật tư, kỹ thuật tiên tiến và nguồn thu cho quỹ còn eo hẹp. Đặc biệt, trong lộ trình dài hạn để thực hiện miễn viện phí, trước mắt cần xem xét về việc đảm bảo quyền của người bệnh khi tham gia BHYT, với việc cập nhật thường xuyên hơn danh mục thuốc do BHYT chi trả. Hiện tại lần cập nhật toàn diện gần nhất từ năm 2018. Đồng thuận với các ý kiến trên, Thứ trưởng Thuấn cho hay dự kiến sửa đổi Luật BHYT tiến tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân. Việc này nhằm tạo cơ chế cho các nguồn thu mới, như quỹ BHYT bổ sung, từ đó đảm bảo quyền lợi đầy đủ và thực chất hơn cho người bệnh, hướng tới một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân bền vững và công bằng. Mức đóng BHYT hiện là 4,5% lương cơ sở, vẫn duy trì được trạng thái tài chính cân đối. Tuy nhiên, khi mở rộng quyền lợi, tăng mức hưởng, tiến tới miễn viện phí thì cần sửa đổi Luật BHYT, tái cơ cấu mức đóng, bảo đảm khả năng chi trả. Các chuyên gia cũng cho rằng nguồn lực tài chính còn cần huy động từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa. Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng có nhiều lựa chọn khác nhau để tài trợ cho việc này, bao gồm cả việc dành riêng doanh thu từ thuế thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường. Một số nước đã dùng doanh thu từ các mặt hàng này để bù đắp ngân sách chi cho y tế. Ví dụ, ở Thái Lan, 2% thuế rượu và thuốc lá tạo quỹ hơn 120 triệu USD/năm để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Philippines dành đến 85% thuế thuốc lá cho y tế. Còn ông Cơ đề nghị cân nhắc đưa các phương án tài chính mới với sự tham gia của xã hội, doanh nghiệp vào khung pháp lý rõ ràng để bổ sung nguồn ngân sách cho chăm sóc sức khỏe toàn dân. Ở các nước phát triển, nhiều bệnh viện phi lợi nhuận hoạt động hiệu

Hà Nội: Người dân sẽ được miễn phí xe cấp cứu vận chuyển ngoại viện

Theo dự thảo Nghị quyết, tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện là 0%. Như vậy, nếu được thông qua, người dân sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện sẽ không phải trả tiền. UBND TP. Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến đề nghị xây dựng “Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện”. Theo UBND TP. Hà Nội, ngành y tế Thủ đô hiện nay có 61 đơn vị trực thuộc nhưng chỉ có Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội được giao nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu ngoại viện (cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến bệnh viện để tiếp tục điều trị). Hiện nay, đơn vị thực hiện thu dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoại viện theo Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá được ban hành đã 8 năm, với mức lương cơ sở tại thời điểm đó là 1,3 triệu đồng/tháng (hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng) và chưa tính các yếu tố trượt giá. Do đó, mức giá trên đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, việc thu dịch vụ vận chuyển cấp cứu gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất thu cao. Nguyên nhân là bởi công tác thu thực hiện vào thời điểm nhạy cảm khi người bệnh và gia đình đang rất lo lắng; bệnh nhân tai nạn giao thông không có người nhà, bệnh nhân trong các trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn thương tích… Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cấp cứu cho người bệnh Do đó, việc kịp thời có một chính sách quy định tỷ lệ đồng chi trả của người dân là một chính sách hỗ trợ người dân và giảm tỷ lệ thất thu cho cơ sở y tế. Theo đề xuất, danh mục dịch vụ cấp cứu ngoại viện xây dựng giá chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định gồm 22 dịch vụ. Tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện là 0%. UBND TP. Hà Nội cũng đề xuất các cơ sở y tế thực hiện dịch vụ cấp cứu ngoại viện không thực hiện thu của những đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác. UBND TP. Hà Nội cho biết, việc ban hành mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định sẽ giúp tạo nguồn thu, tăng tính tự chủ tài chính cho các cơ sở y tế; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân có nhu cầu vận chuyển cấp cứu. Đánh giá về tác động của chính sách này, UBND TP. Hà Nội cho biết, Nghị quyết được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế phát sinh; tạo sự thống nhất, bình đẳng của toàn bộ người dân khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố. Hơn nữa, việc người dân được hỗ trợ 100% giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện thể hiện được chính sách ưu việt, nhân văn của hệ thống chính trị tới toàn bộ người dân Thủ đô, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Dự kiến, Nghị quyết sẽ được HĐND TP. Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 23, được tổ chức giữa tháng 7/2025. https://tienphong.vn/ha-noi-nguoi-dan-se-duoc-mien-phi-xe-cap-cuu-van-chuyen-ngoai-vien-post1743397.tpo

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những lời căn dặn của Bác về y đức và sứ mệnh của người thầy thuốc

Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, các thế hệ thầy thuốc và ngành y tế luôn coi những lời căn dặn của Bác là phương châm hành động, là trách nhiệm đối với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các bác sỹ trong chuyến thăm Viện Quân y 7 Hải Phòng, tháng 5/1957 Năm 2025 đánh dấu tròn 70 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho hội nghị cán bộ y tế. Ngày 27/2/1955, hội nghị cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, vì bận việc nên Bác không đến dự được, thay vào đó, Bác gửi một bức thư tới hội nghị. Trong thư, Bác dành sự quan tâm đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ y tế, đồng thời căn dặn, gợi ý một số điều. Với ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, ngày 6/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định lấy ngày 27/2 hằng năm là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. 70 năm ngày Bác viết “Thư gửi hội nghị cán bộ y tế” năm 1955 Bức thư ngắn gọn, súc tích, chỉ có 368 từ, đó là ý kiến chỉ đạo của Bác, đồng thời cũng là gợi ý để cán bộ y tế thảo luận, bàn bạc tại hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955. “Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. Thương yêu người bệnh. Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. ‘Lương y phải như từ mẫu,’ câu nói ấy rất đúng. Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc ‘đông’ và thuốc ‘tây.’” Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng (Bệnh viện Việt Đức) trao đổi cùng các đồng nghiệp trước ca mổ Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, các thế hệ thầy thuốc và ngành y tế Việt Nam luôn lấy đây là phương châm hành động, là trách nhiệm đối với nhân dân khi được Đảng và Bác kính yêu giao cho. Ngành y tế Việt Nam đã không ngừng phát triển và trưởng thành về mọi mặt, từ tổ chức mạng lưới đến chất lượng công tác phòng bệnh và chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Sự đóng góp rất lớn của ngành y tế, đã góp phần đưa Việt Nam trở điểm sáng thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Những lời căn dặn của Bác về y đức, về sứ mệnh của người thầy thuốc Không chỉ trong bức thư Bác viết ngày 27/2/1955, mà sinh thời trong những bài nói, bài viết, thư gửi, câu “Lương y như từ mẫu,” sứ mệnh, trọng trách của người thầy thuốc được Bác nhắc lại nhiều lần. Tháng 3/1948, trong “Thư gửi hội nghị quân y,” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu. Vì sự kích thích trong chiến trận, vì sự sinh hoạt khắc khổ trong quân đội, vì sự tu dưỡng chưa đầy đủ, hoặc vì những điều kiện khổ sở, một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những ca như vậy, chúng ta nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hóa họ. Người ta có câu: ‘Lương y như từ mẫu,’ nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải như một người mẹ hiền….” Ca phẫu thuật nối gân bàn tay cho bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái Tháng 6/1953, trong “Thư gửi hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953,” Bác chỉ rõ: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế (bác sỹ, y tá, những người giúp việc) cần phải: thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu.” Tháng 2/1955, trong “Thư gửi hội nghị cán bộ y tế,” Bác nhấn mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác

Hướng dẫn cách góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách thức tham gia góp ý sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013 thông qua ứng dụng VNeID. Chiều 5/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với 452/452 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội). Trước đó, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản trong Hiến pháp năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào các quy định về việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương; quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… Từ nay đến hết ngày 29/5, người dân có thể tham gia góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức thực hiện điều này. Điều kiện để tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID Để tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, đầu tiên người dùng cần phải cập nhật ứng dụng VNeID trên smartphone lên phiên bản mới nhất. Thông thường, các ứng dụng trên điện thoại sẽ tự động được cập nhật khi có phiên bản mới, do vậy bạn có thể bỏ qua bước này. Ngoài ra, người dùng cần phải đăng ký tài khoản định danh mức 2. Mặc định, khi người dân làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) và đăng ký tài khoản VNeID sẽ tương ứng với tài khoản định danh mức 1. Để kiểm tra tài khoản của mình đang định danh mức 1 hay mức 2, người dùng đăng nhập vào tài khoản VNeID trên smartphone, thông tin về tài khoản định danh sẽ được hiển thị ngay trên ứng dụng. Tuy nhiên, công dân không thể tự đăng ký tài khoản mức 2, mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2, người dân cần xuất trình thẻ CCCD, cung cấp thông tin về số điện thoại… Ngoài ra, công dân cũng có thể xuất trình giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm… để được tích hợp thông tin vào tài khoản định danh cấp độ 2 nếu muốn. Cơ quan quản lý sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID, tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử. Đối với các trường hợp CCCD gắn chip được cấp sau 1/4/2022 thì đã được đăng ký sẵn tài khoản định danh điện tử mức 2 khi đi làm CCCD gắn chip. Tuy nhiên, người dân cần phải tải ứng dụng VNeID để kích hoạt tài khoản. Các bước tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID Sau khi cập nhật ứng dụng VNeID lên phiên bản mới nhất và tài khoản định danh điện tử mức 2 đã được kích hoạt, bạn đọc có thể thực hiện theo các bước sau để tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID. – Kích hoạt ứng dụng VNeID trên smartphone và đăng nhập vào ứng dụng. – Sau khi đăng nhập ứng dụng, nhấn vào mục “Tiện ích: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID” trên giao diện chính. Nhấn tiếp vào biểu tượng “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” tại giao diện hiện ra. – Bước tiếp theo, bạn nhấn nút “Đọc” để xem rõ nội dung của những sửa đổi, bổ sung các điều, khoản trong Hiến pháp. Sau khi đọc kỹ nội dung, bạn kéo xuống phía dưới, nhấn nút “Tán thành” nếu đồng ý với những sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp không tán thành, bạn nhấn nút “Không tán thành” và nhập thêm ý kiến đóng góp để bổ sung và sửa đổi Hiến pháp. Sau khi chọn “Tán thành” hoặc “Không tán thành” và điền nội dung kiến nghị, bạn nhấn nút “Lưu” và nhấn nút “Đóng” tại hộp thoại hiện ra. Quay trở lại giao diện đọc nội dung Hiến pháp, bạn kéo lên trên, nhấn vào menu để chọn và tiếp tục đọc nội dung sửa đổi của những điều, khoản khác trong Hiến pháp 2013. Sau khi đọc kỹ các nội dung sửa đổi này, bạn tiếp tục nhấn “Tán thành” hoặc “Không tán thành” và nhập nội dung kiến nghị, góp ý như đã hướng dẫn ở trên. Người dùng tiếp tục thực hiện các bước như trên cho đến khi hoàn tất “Tán thành” hoặc “Không tán thành” (kèm theo ý kiến đóng góp) tất cả các nội dung sửa đổi những điều trong Hiến pháp 2013. Cách gửi kiến nghị, góp ý sửa đổi các Điều khác trong Hiến pháp; góp ý Kỹ thuật lập Hiến Trong trường hợp bạn muốn gửi kiến nghị, góp ý để sửa đổi thêm các Điều, Khoản khác trong Hiến pháp hoặc muốn góp ý về kỹ thuật lập Hiến (cách soạn thảo và tổ chức nội dung của Hiến pháp sao cho dễ hiểu, logic, rõ ràng, phù hợp với thực tế xã hội và pháp luật…), bạn kích hoạt và đăng nhập vào ứng dụng VNeID. Từ giao diện chính của VNeID, bạn nhấn vào mục “Tiện ích: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID” như đã hướng dẫn ở trên. Nhấn tiếp vào biểu tượng “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” tại

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám