BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Tin Tức

Tin Tức - Sự Kiện

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Bệnh viện Bắc Thăng Long thông báo thời gian nghỉ lễ như sau: Bệnh viện nghỉ từ Thứ Bảy ngày 05/04/2025 đến hết Thứ Hai ngày 07/04/2025. Thứ Ba ngày 08/4/2025 Bệnh viện làm việc bình thường. Riêng khu cấp cứu của bệnh viện phục vụ 24/24 trong dịp nghỉ lễ.   Trân trọng!

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 128-KL/TW (ngày 7-3-2025) của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ. Nội dung Kết luận số 128 như sau: Tại phiên họp ngày 7-3-2025, sau khi nghe Ban Tổ chức Trung ương báo cáo về chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị do sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị kết luận một số nội dung như sau: Cụ thể, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 121-KL/TW, ngày 24-1-2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW, ngày 14-2-2025 và Kết luận số 127-KL/TW, ngày 28-2-2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kể từ ngày 7-3-2025 cho đến khi hoàn thành việc thực hiện đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; thực hiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; thống nhất chủ trương: Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: Tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức này và các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đối với cấp tỉnh: Tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, cho chủ trương kiện toàn chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ nhiệm kỳ 2020 – 2025 và lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Đối với cấp huyện, cấp xã: Tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã. Trường hợp đặc biệt, thật sự cần thiết phải kiện toàn, bổ sung đối với một số chức danh được thực hiện như sau: – Chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; kiện toàn, bổ sung uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương thì các cấp uỷ, tổ chức đảng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét từng trường hợp để cho chủ trương thực hiện quy trình kiện toàn, bổ sung nhân sự. – Chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện thì ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương trước khi thực hiện quy trình kiện toàn, bổ sung nhân sự theo quy định. – Chức danh bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã thì giao ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng, toàn diện trước khi quyết định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị về quyết định của mình. Việc kiện toàn, bổ sung các chức danh lãnh đạo, quản lý theo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định. Đối với các trường hợp khác, đã thực hiện quy trình nhân sự và gửi văn bản đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền (ở Trung ương là Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7-3-2025 thì được xem xét theo quy định. Đối với các chức danh lãnh đạo, chỉ huy quân đội, công an, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân ở địa phương, Bộ Chính trị giao các Ban Thường vụ: Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Đảng uỷ Toà án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ chủ trương của Bộ Chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện bảo đảm thống nhất, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của đơn vị. Ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương: Theo dõi

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo tạm dừng việc tuyển dụng vào công chức, viên chức và tiếp nhận công chức, viên chức ngoài thành phố. Không để lợi dụng thời điểm sắp xếp bộ máy để vi phạm đất đai Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có công điện gửi bí thư các quận ủy, thị ủy, huyện ủy; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND thành phố về việc tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo kết luận của Trung ương, Thành uỷ Hà Nội. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: PV. Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Tập trung chỉ đạo quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tại địa phương, nhất là quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Chủ tịch thành phố cũng yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ chính trị của địa phương; giữ vững các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, giữ nghiêm kỷ luật kỷ cương hành chính; đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, nội dung công điện nhấn mạnh công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng tranh thủ, lợi dụng thời điểm sắp xếp để thực hiện các hành vi lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, xây dựng công trình sai phép, trái phép… “Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn đảm bảo tiến độ, nhất là các dự án trọng điểm; đảm bảo tiến độ công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án đầu tư trên địa bàn; giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm, những nhiệm vụ cấp bách hoàn thành trong năm 2025 đã được UBND thành phố giao…”, công điện nêu. Tạm dừng tuyển dụng công chức, viên chức Công điện của Chủ tịch UBND thành phố cũng nêu việc rà soát, tổng hợp, hệ thống các thông tin cơ bản của địa phương (lịch sử, văn hoá, dân cư, phong tục, tập quán, giao thông, địa lý,…) và phân tích tình hình tổ chức bộ máy tại địa phương; trao đổi, phối hợp các địa phương giáp ranh, các sở, ngành liên quan để nghiên cứu, đề xuất bước đầu về phương án tổ chức lại một số đơn vị cấp xã khi thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sát với tình hình thực tiễn tại địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. “Tạm dừng việc tuyển dụng vào công chức, viên chức và tiếp nhận công chức, viên chức ngoài thành phố (không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và các doanh nghiệp trực thuộc)”, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu. Công điện cũng yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình nghiên cứu các phương án sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tại các địa phương, đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. https://tienphong.vn/chu-tich-ha-noi-yeu-cau-tam-dung-tuyen-dung-tiep-nhan-cong-chuc-vien-chuc-post1722809.tpo

Giáo sư Đặng Văn Ngữ – Một nhân cách lớn

GS. Đặng Văn Ngữ là “cha đẻ” của thuốc kháng sinh Penicillin ở Việt Nam, đồng thời cũng là người có công lớn trong việc đẩy lùi bệnh sốt rét, giúp cứu sống hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với con trai của Giáo sư – NSND Đặng Nhật Minh để nghe ông kể về cuộc đời của một nhà khoa học tận tụy, một người cha bình dị nhưng để lại một nhân cách lớn cho đời và cho con cháu noi theo. Dấu ấn của những công trình y học GS. Đặng Văn Ngữ sinh năm 1910 trong một gia đình nhà nho ở làng An Cựu (Thừa Thiên Huế). Thuở nhỏ, ông được gia đình cho theo học tiểu học ở Vinh, trung học Huế, sau đó học tiếp tại Hà Nội. Năm 20 tuổi, ông đỗ tú tài và nhận được học bổng theo học tại Trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Y Dược Hà Nội). Năm 1937, sau 8 năm miệt mài đèn sách, ông bảo vệ thành công luận án áp-xe gan và tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa. Với thành tích học tập xuất sắc, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên được giữ lại trường làm trợ lý cho GS. Galliard – Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng kiêm Hiệu trưởng Trường Y khoa Đông Dương lúc đó. Khi đang làm trợ giảng thì BS. Đặng Văn Ngữ được cử sang nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Tokyo (Nhật Bản) trong khuôn khổ trao đổi nghiên cứu sinh giữa hai nước Pháp – Nhật như một đại diện xuất sắc của nền y học Pháp tại Đông Dương. Trong thời gian tu nghiệp ở Nhật, ông tìm ra giống nấm sản xuất Penicillin và công bố 4 công trình khoa học có giá trị. GS. Đặng Văn Ngữ (giữa) đang thuyết trình với Bác Hồ nhân dịp Bác thăm Trường Y – Dược và Khoa Ký sinh trùng. Cùng lúc đó ở miền Bắc, giai đoạn 1949-1950, phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ, GS. Đặng Văn Ngữ lúc bấy giờ vẫn đang làm việc ở Nhật Bản đã xin về nước để tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Nhật, GS. Đặng Văn Ngữ là Chủ tịch Hội người Việt yêu nước, nhiều lần dẫn đầu đoàn biểu tình của Việt kiều tại Tokyo phản đối thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam. Vì thế, trước vận mệnh sống còn của Tổ quốc, một trí thức yêu nước như ông không thể đứng ngoài cuộc. Hành trang mang theo ngoài ít vật dụng cá nhân là một ống nấm Souche Penicillium (giống Penicillium) để rồi sau này làm nên cuộc “cách mạng” trong việc điều chế Penicillin kết tinh (bột) và “nước lọc” Penicillin. Vì sao lại gọi là “nước lọc” Penicillin? Mặc dù GS. Đặng Văn Ngữ đã điều chế thành công Penicillin kết tinh (bột) nhưng vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để có thể sản xuất được thật nhiều Penicillin đáp ứng nhu cầu kháng khuẩn của các thương bệnh binh ngoài mặt trận? Làm sao để bất kỳ một cơ sở y tế nào cũng có thể sản xuất được Penicillin, phổ biến nó một cách rộng rãi, thông dụng nhất? Bởi sản xuất Penicillin dạng bột là một công việc đòi hỏi thời gian lâu dài, do vậy, nó không thể thỏa mãn được nhu cầu cấp thiết của quân đội và nhân dân. “Cần một thứ thuốc dễ thực hiện để có thể nhanh chóng chữa lành các vết thương” là điều GS. Đặng Văn Ngữ luôn trăn trở. Và sau nhiều ngày nghiên cứu, GS. Đặng Văn Ngữ và các cộng sự của trường Y đều nhận ra rằng “nước lọc” Penicillin có tác dụng và hiệu lực hơn cả Penicillin kết tinh nếu dùng nó để chữa trị tại chỗ các vết thương nhiễm trùng. Cách thức sản xuất là: lấy nước thân cây ngô có chứa glucose được nấu lên rồi cấy nấm bằng giống của phòng thí nghiệm tạo ra “nước lọc” Penicillin đắp lên vết thương và nó có tác dụng chữa lành, chống nhiễm trùng rất hữu hiệu. GS.Đặng Văn Ngữ và gia đình. Về nước, ông nhận nhiệm vụ lên chiến khu Việt Bắc. Tại đây, ông được gặp Hồ Chủ tịch. Người đã động viên, khích lệ và có ảnh hưởng lớn đến tinh thần yêu nước, nhân cách sống của ông trong suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học. Những năm 1950, trong điều kiện nghiên cứu hết sức thô sơ, khó khăn, thiếu thốn cả về nhân lực lẫn vật lực, một phòng labo dã chiến đã được ra đời tại Chiến khu Việt Bắc. Với quyết tâm lớn nhất là phải tìm và sản xuất được kháng sinh như ở các viện mà ông từng làm việc ở Nhật, ông đã sáng tạo bằng cách vận dụng những nguyên liệu dễ kiếm như thân cây ngô, sắn và cả lương khô để điều chế môi trường nuôi cấy nấm, giúp điều chế Penicillin dạng bột và “nước lọc” Penicillin. Trong đó, việc sáng chế ra “nước lọc” Penicillin là một sáng kiến mang tính đột phá với nhiều ưu điểm nổi trội, dùng để chữa trị tại chỗ các vết thương phẫu thuật nhiễm trùng rất hiệu quả. Ngoài ra, “nước lọc” Penicillin còn đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, đó là với sự hướng dẫn của Giáo sư, bất kỳ một cơ sở y tế nào cũng có thể sản xuất được. Việc sản xuất được “nước lọc” Penicillin một cách rộng rãi có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, góp phần đắc

Lịch sử ngày 8/3 có nguồn gốc như thế nào, ý nghĩa ra sao? Lao động nữ có được nghỉ lễ vào ngày 8/3 không?

Ngày 8/3 – Ngày Quốc tế Phụ nữ không chỉ đơn thuần là ngày để tặng hoa và quà cho phái đẹp mà còn có một lịch sử đấu tranh mạnh mẽ gắn liền với quyền lợi của phụ nữ trên toàn thế giới. (1) Cuộc đấu tranh của phụ nữ lao động Lịch sử ngày 8/3 bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của những nữ công nhân dệt may tại New York (Mỹ) năm 1857. Khi đó, họ đã xuống đường biểu tình để phản đối điều kiện làm việc tồi tệ, yêu cầu giảm giờ làm và tăng lương. Cuộc đấu tranh này đã bị đàn áp mạnh mẽ, nhưng nó đã tạo tiền đề cho những phong trào đấu tranh sau này. Đến năm 1908, hơn 15.000 phụ nữ tiếp tục xuống đường ở New York để yêu cầu quyền bình đẳng, trong đó có quyền bỏ phiếu, quyền làm việc trong môi trường tốt hơn và chấm dứt lao động trẻ em. (2) Sự kiện quyết định tại Hội nghị Phụ nữ Quốc tế Năm 1910, tại Hội nghị Phụ nữ Quốc tế ở Đan Mạch, nhà hoạt động nữ quyền Clara Zetkin đã đề xuất chọn một ngày trong năm để tôn vinh phụ nữ, đồng thời thúc đẩy phong trào đấu tranh vì bình đẳng giới. Đề xuất này được hưởng ứng mạnh mẽ, và ngày 8/3 đã được chọn làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Năm 1911, nhiều quốc gia như Đức, Áo, Đan Mạch và Thụy Sĩ chính thức tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phải đến năm 1977, Liên Hợp Quốc (LHQ) mới chính thức công nhận ngày 8/3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ, trở thành một sự kiện mang tính toàn cầu. (3) Ý nghĩa của ngày 8/3 Ngày 8/3 không chỉ là dịp để tôn vinh phái đẹp, mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về quyền bình đẳng, sự ghi nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. – Tôn vinh vai trò của phụ nữ Phụ nữ không chỉ là người giữ lửa trong gia đình mà còn đóng góp quan trọng trong xã hội, chính trị, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Ngày 8/3 là dịp để nhắc nhở về sự cống hiến không ngừng nghỉ của họ. – Nhắc nhở về bình đẳng giới Dù phụ nữ ngày nay đã đạt được nhiều tiến bộ về quyền lợi, nhưng vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng trong công việc, tiền lương, và nhiều vấn đề khác. Ngày 8/3 là thời điểm để xã hội nhìn nhận lại và thúc đẩy những chính sách công bằng hơn. – Truyền cảm hứng và động viên phụ nữ Ngày Quốc tế Phụ nữ cũng là dịp để phụ nữ nhìn lại hành trình của mình, tự hào về những gì đã đạt được và tiếp tục phấn đấu để đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống. Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo. https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/lich-su-ngay-8-3-co-nguon-goc-nhu-the-nao-y-nghia-ra-sao-lao-dong-nu-co-duoc-nghi-le-vao-ngay-8-3-k-37194.html#goog_rewarded Lao động nữ có được nghỉ lễ vào ngày 8/3 không? Căn cứ Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định: Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này. Như vậy, theo Bộ Luật lao động 2019, hiện nay chỉ có những ngày sau là người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng được nghỉ lễ: – Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); – Tết Âm lịch: 05 ngày; – Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); – Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); – Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); – Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Có thể thấy, ngày 8/3 hay còn gọi là ngày Quốc tế phụ nữ không thuộc những ngày nghỉ lễ được quy định và lao động nữ sẽ không được nghỉ lễ vào ngày 8 3.

1 phương pháp mổ của giáo sư Việt Nam từng bị công kích vì quá mới, sau đó khiến cả thế giới thán phục

Trước khi được thế giới công nhận, phương pháp mổ gan độc đáo này của giáo sư Tôn Thất Tùng đã từng bị từ chối, chỉ trích vì quá mới. Cú “sốc” đầu đời với sự công kích dữ dội GS.BS Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới trong lĩnh vực gan và phẫu thuật gan. Ông là cha đẻ của “Phương pháp cắt gan khô” hay còn gọi là “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Tuy nhiên hành trình để cả thế giới ghi nhận “Phương pháp cắt gan khô” lại không hề đơn giản. Trong thời gian học tại trường Đại học Y Hà Nội, chàng sinh viên Tôn Thất Tùng nhanh chóng nhận ra kiến thức của các thầy giáo người Pháp chỉ chú trọng sách vở, rất ít liên hệ tới thực tế khí hậu, con người bản xứ. Vì vậy, ông quyết định học tập và nghiên cứu, tìm hướng đi riêng cho mình. Chiều mùa đông năm 1935 tại Viện mổ xác, chàng sinh viên 23 tuổi Tôn Thất Tùng đã phát hiện một hiện tượng rất “lạ” khi thấy hàng chục con giun đã chui vào các ống mật trong gan. Ông đã tỷ mỉ vẽ lại sơ đồ gan, các ống mật trong gan và đối chiếu để tìm ra những nét trùng hợp. Nhờ đường đi của những con giun ông đã phẫu tích và tìm được đường đi của những ống mật, mạch máu trong gan. Một việc mà trước đó trên thế giới chưa ai làm được. Đây là một phát hiện mới trong nghiên cứu gan. Giáo sư Tôn Thất Tùng đã vẽ các mạch máu trong gan. Với phát hiện đó, trong bốn năm tiếp theo (1935 -1939), giáo sư Tôn Thất Tùng đã phẫu tích hơn 200 lá gan người chết, từ đó hoàn thiện luận án tốt nghiệp bác sỹ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. “Tôi đã có một kỹ thuật phẫu tích đặc biệt bằng nạo gan: chỉ trong 15 phút, tôi có thể phơi trần tất cả các mạch máu trong gan và nhờ cách làm việc như vậy sau này tôi có thể cắt gan, không kể bộ phận nào của nó, chỉ trong chưa đầy 10 phút”, giáo sư Tôn Thất Tùng viết. Bản luận án và khám phá của chàng sinh viên Tôn Thất Tùng đã được tặng hai Huy chương Bạc của Liên hiệp Pháp và Đại học Y Paris. Năm 1939, sau khi trở thành bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức) giáo sư Tôn Thất Tùng đã thực hiện thành công cắt gan có kế hoạch: bằng cách thắt các mạch máu trong gan trước khi cắt cho một bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục và trở lại được với cuộc sống. Giáo sư Tôn Thất Tùng đã gửi báo cáo về phương pháp cắt gan tới Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris. Tuy nhiên, thành công của ông do quá mới mẻ nên đã bị từ chối và bị công kích dữ dội. Với tư duy nghiên cứu khoa học, giáo sư Tôn Thất Tùng không hề bỏ cuộc. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra nên công trình nghiên cứu về gan của ông bị ngắt quãng. Tiếp tục đối mặt với công kích rồi khiến cả thế giới phải kinh ngạc Khi kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, tháng 10/1954, giáo sư Tùng quay trở lại Hà Nội. Ông được cử làm giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn và chủ nhiệm bộ môn ngoại Đại học Y Hà Nội. Thời điểm này ông đã quay lại với đam mê nghiên cứu về phương pháp mổ gan. Giáo sư Đặng Hanh Đệ học trò của giáo sư Tôn Thất Tùng chia sẻ: “Thầy Tùng chỉ mổ vào 3 buổi sáng thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần trong những năm 1960, những ngày còn lại thầy thường xuống phòng đại thể mổ xác – nơi làm các tiêu bản giải phẫu bệnh và lưu trữ những bệnh phẩm quý hiếm. Bác sĩ Bằng (chủ nhiệm khoa) đã chuẩn bị sẵn các gan được ngâm formol để phẫu tích. Thầy thích dùng nạo (curette) để nạo bỏ nhu mô gan từ cuống, các thành phần khác (mạch máu, đường mật) dai hơn nên còn trơ lại sau khi nạo. Cách làm này sẽ cho hình ảnh trong không gian ba chiều về quan hệ, vị trí của mạch máu (chủ yếu là tĩnh mạch cửa) và đường mật, vừa nạo vừa học thuộc… Cả trăm cái gan được phẫu tích như vậy nên thầy thuộc lòng sự phân chia của mạch máu trong gan, quan hệ của các mạch máu so với bề mặt gan”. Giáo sư Tùng mổ gan. Ngày 7/1/1961, giáo sư Tôn Thất Tùng cắt thuỳ gan phải của một bệnh nhân ung thư chỉ vẻn vẹn trong 10 phút. Nếu theo phương pháp cắt gan của giáo sư người Pháp Lortat-Jacob, được giới thiệu năm 1952, thì phải mất 5-6 tiếng. Sau khi được đăng tải trên tờ “The Lancet” ở London, công trình của Giáo sư Tôn Thất Tùng đã làm chấn động dư luận. Tuy nhiên, lần công bố này giáo sư Tôn Thất Tùng tiếp tục bị công kích và còn bị công kích mạnh mẽ hơn lần trước là năm 1939. Giáo sư Đặng Hanh Đệ chia sẻ: “Chính lúc đó thầy đã làm để cho số liệu thuyết phục. Để người chưa làm cũng phải tin cách này là cách tốt nhất”. Trong vòng 1 năm giáo sư Tôn Thất Tùng đã cắt gan thành công cho 50 trường hợp, vượt kỷ lục của Lortat-Jacob gấp 10 lần. Tuy nhiên, thời gian này phương pháp cắt gan của ông vẫn chưa được công nhận. Năm 1964, nhân dịp

Bệnh viện Bắc Thăng Long gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Chiều 27/02/2025, Bệnh viện Bắc Thăng Long long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 / 27-2-2025). BSCKII Vũ Thành Chung – Giám đốc Bệnh viện chủ trì và đọc diễn văn kỷ niệm. Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử ra đời và truyền thống 70 năm của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam, truyền thống Bệnh viện Bắc Thăng Long, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo và trí tuệ của đội ngũ y – bác sĩ, cán bộ, nhân viên, người lao động của Bệnh viện trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trải qua hơn 59 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện luôn phát huy truyền thống của ngành Y tế, phấn đấu vươn lên mọi khó khăn thử thách, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Phát biểu tại buổi gặp mặt, BSCKII Vũ Thành Chung – Giám đốc Bệnh viện mong rằng các thế hệ cán bộ, y bác sĩ, người lao động luôn đoàn kết, đồng lòng, ra sức cố gắng, phấn đấu học tập, rèn luyện, nâng cao y đức, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”. Tập trung xây dựng Đảng bộ Bệnh viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Bệnh viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Phòng công tác xã hội

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và chúc mừng bệnh viện Bắc Thăng Long nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Sáng ngày 27/02/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn tới thăm, động viên chúc mừng cán bộ, y – bác sĩ, người lao động tại bệnh viện Bắc Thăng Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025). Tiếp đoàn có ông Vũ Cao Cương – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội; BSCKII Vũ Thành Chung – Giám đốc bệnh viện Bắc Thăng Long cùng các ban, ngành, khoa/phòng liên quan. Báo cáo với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác, BSCKII Nguyễn Văn Thành – Phó giám đốc bệnh viện giới thiệu khái quát về lịch sử, hình thành của bệnh viện Bắc Thăng Long và cho biết: trong năm 2024, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện Đông Anh liên tục được củng cố và có nhiều tiến bộ…Hoạt động khám chữa bệnh được đặc biệt chú trọng, nâng cao chất lượng khám, điều trị và chăm sóc toàn diện cho người bệnh, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực với phương châm “Lấy sức khỏe của người dân, người bệnh làm trung tâm”…bệnh viện đã đẩy mạnh và tiếp tục triển khai công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số y tế. Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế ghi nhận và đánh giá cao những kết quả bệnh viện Bắc Thăng Long đã đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, để ngày càng đáp ứng nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn, bệnh viện Bắc Thăng Long cần lưu ý quan tâm thực hiện một số công việc, cụ thể: chọn một số kỹ thuật, chuyên khoa mũi nhọn để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giúp người dân được thụ hưởng y tế chất lượng cao ngay tại địa phương… Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể vào hoạt động khám chữa bệnh, quản trị bệnh viện trong thời gian tới Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên gửi tặng lẵng hoa, quà và lời chúc mừng tốt đẹp tới toàn thể đội ngũ cán bộ, y – bác sĩ, người lao động tại bệnh viện Bắc Thăng Long. Phòng Công tác xã hội

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám