BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Tin Tức

Tin Tức - Sự Kiện

Cảnh báo: Thêm một chiêu trò lừa đảo mới toanh đang rình rập… Nghe máy là ‘dính’, click vào là ‘toang’

Mùa quyết toán thuế chưa bao giờ “nóng” đến vậy. Một chiêu trò lừa đảo tinh vi đang âm thầm lan rộng và rất có thể bạn đã nhận được cuộc gọi này mà không hề hay biết. https://giadinh.suckhoedoisong.vn/them-mot-chieu-tro-lua-dao-moi-toanh-dang-rinh-rap-nghe-may-la-dinh-click-vao-la-toang-172250424154817907.htm#img-lightbox

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật trong khám chữa bệnh

Ngày 22/4/2025, Sở Y tế Hà Nội có văn bản 1835/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh. Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị phát huy vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị tại cơ sở đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc cho người bệnh. Đảm bảo việc kê đơn sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh. Nâng cao hoạt động dược lâm sàng trong tư vấn, giám sát kê đơn; giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng; giám sát việc kê đơn thuốc và chỉ định dùng thuốc; giám sát việc tuân thủ các quy trình chuyên môn kỹ thuật tại các khoa phòng. Đối với việc sử dụng sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế các đơn vị kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà. Kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh. Quan điểm chỉ đạo của Sở Y tế là xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trước đó, ngày 20/4/2025, Bộ Y tế cũng đã có văn bản đề nghị giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố cũng như giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ chỉ đạo việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc; việc tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… trong cơ sở khám chữa bệnh và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Nguyên do là, trong thời gian gần đây, thông tin của một số cơ quan, đơn vị và phản ánh trên phương tiện thông tin về tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà về việc sử dụng các sản phẩm sữa do một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối và được điều tra, phát hiện là sữa giả và việc sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn… https://soyte.hanoi.gov.vn/hoat-dong-nganh/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-thuc-hien-cac-quy-inh-cua-phap-luat-trong-kham-chua-benh

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc ?

Xét nghiệm bộ mỡ máu, gồm cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (mỡ tốt) và LDL-C (mỡ xấu), hiện được coi như một xét nghiệm thông thường. Tuy nhiên hầu như ai cũng có bị tăng hoặc giảm một trong bốn thành phần trên, nhiều người cho là “bình thường, không đáng ngại”, nhưng cũng có rất nhiều người lo lắng và tìm cách uống đủ các loại thuốc để mong mỡ máu về bình thường. Chỉ định điều trị của các Bác sỹ cũng có thể rất khác nhau. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2019, thì việc chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cần được cân nhắc dựa trên nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, tiền sử đã có bệnh tim mạch hay chưa, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch hay không, bệnh đi kèm, và mức độ rối loạn mỡ máu… Cụ thể là: 1. Nguy cơ tim mạch rất cao: 1.1. Định nghĩa: – Đã có bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, stent mạch vành, đột quỵ não, tai biến mạch não thoáng qua. – Chụp mạch vành hoặc siêu âm động mạch cảnh thấy có hẹp > 50% – Đái tháo đường đã có các biến chứng mạn tính (mắt, tim, thận…) hoặc có ≥ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, hoặc ĐTĐ typ 1 đã > 20 năm – Suy thận nặng, mức lọc cầu thận < 30 mL/phút – Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. 1.2. Điều trị: – LDL-C từ 1,4 – < 1,8 mmol/L: Thay đổi lối sống và cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 1,8 mmol/L: phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 2. Nguy cơ tim mạch cao: 2.1. Định nghĩa: – Có yếu tố nguy cơ tim mạch nặng như Choletsterol toàn phần > 8 mmol/L, LDL-C > 4,9 mmol/L, hoặc huyết áp ≥ 180/110mmHg. – BN ĐTĐ ≥ 10 năm, hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác – Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. – Bệnh thận mạn giai đoạn 3, mức lọc cầu thận từ 30 – 59 mL/phút 2.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 1,8 – < 2,6 mmol/L: cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 2,6 – < 3,0 mmol/L: phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 3. Nguy cơ tim mạch trung bình 3.1. Định nghĩa: Các BN trẻ tuổi (BN ĐTĐ typ 1 < 35 tuổi, BN ĐTĐ typ 2 < 50 tuổi) bị ĐTĐ < 10 năm, không có yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 3.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 2,6 – < 4,9 mmol/L: cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 4. Nguy cơ tim mạch thấp: 4.1. Định nghĩa: Không có các yếu tố nguy cơ nào kể trên 4.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 3,0 – 4,9 mmol/L: Cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C > 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu Ths.Bác sĩ Phùng Văn Dũng

Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân’

Đó là nhấn mạnh của GS.TS. Trần Văn Thuấn – Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị thường niên CLB Giám đốc BV các tỉnh phía Bắc diễn ra ngày 19/4/2025 tại Hải Dương với chủ đề “Bệnh viện thông minh và quản trị bền vững” Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử, liên thông dữ liệu tiến tới xây dựng mô hình bệnh viện thông minh Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, các đại biểu đến từ nhiều bộ, ban ngành hơn 100 giám đốc các bệnh viện khu vực phía Bắc. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, chủ đề “Bệnh viện thông minh và quản trị bền vững” hoàn toàn phù hợp, bám sát tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cũng như định hướng phát triển dài hạn của ngành. Đặc biệt, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định rõ: phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược trong phát triển quốc gia – trong đó ngành y tế cần đi đầu trong ứng dụng thành tựu mới để phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Do đó, Thứ trưởng đề nghị cần đổi mới tư duy quản trị bệnh viện, trong đó ứng dụng sâu rộng chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành và chuyên môn. Cần chuyển từ mô hình quản lý hành chính sang quản trị hiện đại, minh bạch trong vận hành, hiệu quả trong ra quyết định. Cùng với đó là đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, hệ thống quản lý chất lượng, kết nối liên thông giữa các đơn vị, tiến tới xây dựng mô hình bệnh viện thông minh, đáp ứng yêu cầu quản trị theo thời gian thực và lấy người bệnh làm trung tâm. Tăng cường hỗ trợ chuyên môn, đào tạo tại chỗ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa, đồng thời nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh theo hướng bền vững, gắn với nhu cầu thực tiễn và năng lực tiếp nhận của từng cơ sở. Hoàn thiện thể chế và chính sách nhằm giải quyết căn cơ những tồn tại trong cơ chế đãi ngộ và tài chính y tế, bảo đảm hài hòa giữa tự chủ tài chính và thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khắc phục triệt để các vướng mắc trong công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị và vật tư y tế, bảo đảm công khai, minh bạch và kịp thời phục vụ chuyên môn. “Tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, hợp tác công tư và xã hội hóa để tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, bảo đảm người dân ở mọi vùng, miền đều được tiếp cận dịch vụ y tế thiết yếu, chất lượng và an toàn. Hướng đến mục tiêu mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ hàng năm, từng bước tiến tới mục tiêu vô cùng nhân văn và cao cả đó là miễn viện phí cho toàn dân theo chủ trương, định hướng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Bệnh án điện tử phải áp dụng trên toàn hệ thống và trên tất cả các chuyên khoa Liên quan đến vấn đề bệnh án điện tử, TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, mới đây Cục đã tham mưu lãnh đạo Bộ Y tế ký văn bản các danh mục liên thông xét nghiệm cận lâm sàng với mã định danh cho từng bệnh viện. Các danh mục này đều đạt chuẩn đến hơn 90% so với quy định của quốc tế. Đây là đảm bảo đầu tiên cho việc liên thông dữ liệu trên toàn quốc. Khi có danh mục này các cơ sở y tế áp dụng bệnh án điện tử thuận lợi hơn. Hiện nay mới chuẩn hóa được 10% các phòng xét nghiệm. Còn về danh mục lâm sàng, với hàng trăm danh mục khác nhau, Cục đang quyết liệt để cuối tháng 5 sẽ trình các danh mục này để từng bước đảm bảo lộ trình thực hiện bệnh án điện tử được khả thi. Nói về khung chuẩn của bệnh án điện tử, TS. Hà Anh Đức thông tin thêm, hiện có 141 bệnh viện áp dụng bệnh án điện tử đã có khung và cần thiết phải chuẩn hóa thì bệnh viện đã có sẵn. Các bệnh viện tùy theo khả năng áp dụng khung cho phù hợp. Phần mềm bệnh án điện tử có thể sử dụng nhiều nhà cung cấp khác nhau nhưng khi thay đổi thì không ảnh hưởng liên thông dữ liệu. Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh Hà Anh Đức. “Quan điểm của Cục là bệnh án điện tử phải áp dụng trên toàn hệ thống và áp dụng trên tất cả các chuyên khoa, kể cả chuyên khoa nhỏ, lẻ’, TS. Đức nói. Chia sẻ về hiệu quả của bệnh án điện tử, TS Đức cho hay, bệnh án điện tử sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất lớn. Về mặt chuyên môn, thay vì bác sĩ phải rà soát lịch sử bệnh tật của một cá nhân thì với bệnh án điện tử chỉ cần mở ra là đã nắm được lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân từ đó giúp bác sĩ nắm rõ bệnh nhân dùng thuốc gì, tiền sử bệnh tật ra sao. Đây cũng là cơ hội trong ứng dụng AI vào điều trị chẩn đoán bệnh và điều

HIỂU ĐỂ ĐIỀU TRỊ TỐT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương… Đái tháo đường là bệnh gì: – Glucose máu là nguồn năng lượng chính cho các cơ quan trong cơ thể. Insulin do tụy tiết ra có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào, và giữ nồng độ glucose máu luôn ổn định. – Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng glucose máu mạn tính do thiếu insulin hoặc giảm tác dụng (đề kháng) của insulin hoặc cả hai. Bệnh thường kèm theo cả rối loạn chuyển hóa protid và lipid. Có 5 typ đái tháo đường là: ĐTĐ typ 1, chiếm khoảng 1% tổng số bệnh nhân ĐTĐ: Nguyên nhân là thiếu insulin tuyệt đối, hay gặp ở trẻ em, bệnh diễn biến nhanh với các triệu chứng rầm rộ. ĐTĐ typ 2, chiếm hơn 80% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Nguyên nhân do insulin bị đề kháng ở các cơ quan, bệnh diễn biến âm thầm nên thường được phát hiện muộn. ĐTĐ typ 3: là bệnh ĐTĐ thứ phát do bị viêm tụy, cắt tụy hay do dùng các thuốc làm tăng glucose máu ĐTĐ typ 4: ĐTĐ thai kỳ, thường khỏi sau khi đẻ, gặp ở khoàng 15% phụ nữ mang thai ĐTD typ 5: ĐTĐ ở người gày, suy dinh dưỡng Chẩn đoán ĐTĐ bằng cách nào: – Trường hợp điển hình, người bệnh ĐTĐ thường có triệu chứng 4 nhiều là uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều và gày nhiều. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không có triệu chứng (giai đoạn sớm) hoặc lại được phát hiện muộn khi đã có nhiều biến chứng mạn tính như mờ mắt, tê bì chân tay, thậm chí có các biến chứng nặng như suy thận, loét chân hay đột quỵ… – Mặc dù tên bệnh là ĐTĐ tức là đái ra đường nhưng để chẩn đoán chắc chắn bệnh ĐTĐ phải dựa vào xét nghiệm máu. Có 4 cách chẩn đoán ĐTĐ là: Glucose máu lúc đói (đã nhịn ăn từ 8-14h) > 7,0 mmol/L Glucose máu bất kỳ (đói hoặc no đều được) > 11,0 mmol/L kèm theo các triệu chứng như khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gày sút Glucose máu 2h sau làm nghiệm pháp uống 75g Glucose > 11,0 mmol/ LHbA1C > 6,5% ĐTĐ có thể gây biến chứng gì, có nguy hiểm không ? Tăng glucose máu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chưng nguy hiểm như: – Các biến chứng mạch máu nhỏ như mù mắt, suy thận, tê bì chân tay có thể gặp ở 10% các bệnh nhân bị ĐTĐ 5 năm, 30-50% ở các bệnh nhân bị ĐTĐ trên 20 năm. – Các biến chứng mạch máu lớn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân cao gấp 2-4 lần so với người bình thường, và là nguyên nhân khiến bệnh nhân ĐTĐ chết sớm từ 6-12 năm. – Người bệnh ĐTĐ cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phổ biến là viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng tiết niệu… và đáng sợ nhất là nhiễm trùng bàn chân làm tăng 15-30 lần nguy cơ bị cắt cụt chân – Ngoài ra, các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gút… – Chú ý là các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 do được phát hiện muộn nên đã có thể bị các biến chứng ngay thời điểm được chẩn đoán ĐTĐ. Điều trị ĐTĐ typ 2 bằng cách nào ? Điều trị kiểm soát glucose máu ở người bệnh ĐTĐ bằng 3 biện pháp chính, có tầm quan trọng như nhau là: 4.1. Chế độ ăn, với một số nguyên tắc là: Lựa chọn các thực phầm có chỉ số đường huyết thấp (không làm tăng nhiều glucose máu sau ăn), nhiều chất xơ, nhiều rau. Có thể ăn rau trước ăn cơm. Thịt cá có thể ăn như bình thường. Lưu ý là không nên ăn quá no, bữa chính ăn vừa phải và có thể ăn thêm 1-2 bữa phụ vào giữa buổi chiều hoặc trước lúc đi ngủ. 4.2. Tập thể dục cường độ vừa phải (đi bộ nhanh, đạp xe…) khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần. Muốn tập nặng (như chạy, cử tạ…) phải xin ý kiến Bác sỹ. Uống đủ nước khi tập. Không tập khi glucose máu < 5,5 mmol/L hoặc > 14,5 mmol/L 4.3. Sử dụng thuốc làm giảm đường máu ngay khi được chẩn đoán ĐTĐ. Có thể là 1 hoặc nhiều loại thuốc cùng lúc. Các nhóm thuốc chính là: – Thuốc Sulfonylurea (như Gliclazide, Glimepiride) có tác dụng kích thích tụy tiết insulin, uống vào trước bữa ăn – Thuốc Metformin có tác dụng làm giảm đề kháng insulin, uống vào sau bữa ăn – Thuốc Gliptin (Sitagliptin, Linagliptin) có cả tác dụng kích thích tiết insulin và làm giảm đề kháng insulin, uống vào trước hoặc sau ăn đều được. – Thuốc Flozine (Empagliflozin, Dapagliflozin) có tác dụng làm giảm glucose máu bằng cách ngăn cản tái hấp thu glucose ở thận. – Thuốc kết hợp 2 loại thuốc trong 1 viên thuốc, ví dụ kết hợp Metformin với Sulfonylurea, hay Metformin với Gliptin. – Insulin tiêm dưới da, có thể tiêm một hoặc nhiều mũi (3-4 mũi) mỗi ngày. Có thể phối hợp insulin với các thuốc uống. – Điểm lưu ý là: Các loại thuốc lá, thuốc nam, thuốc tễ chưa được cấp phép để điều trị bệnh ĐTĐ Các Bác sỹ có thể chọn loại

Bệnh viện Bắc Thăng Long đủ điều kiện cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản công bố danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế để thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, tính đến ngày 16/4/2025, có 65 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đủ điều kiện khám và cấp giấy khám sức khoẻ lái xe liên thông; thực hiện liên thông thành công hơn 502.470 Giấy khám sức khoẻ lái xe lên Cổng thông tin giám định Bảo hiểm y tế để thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Thời gian qua, Sở Y tế đã đẩy mạnh phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc liên thông dữ liệu Giấy khám sức khoẻ lái xe phục vụ Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe giúp giảm bớt công sức, thời gian và chi phí đi lại cho người dân, đơn giản hoá thủ tục hành chính, người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến. Danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông: https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien-noi-bat/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/ha-noi-cong-bo-65-co-so-kham-chua-benh-u-ieu-kien-cap-giay-kham-suc-khoe-lai-xe-lien-thong

Phát hiện 21 loại thuốc giả, Bộ Y tế cảnh báo khẩn trên toàn quốc

Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn sau khi Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả quy mô lớn, lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức, bao gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion. 16 sản phẩm còn lại không có tên trong danh mục các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành, đồng nghĩa với việc đây là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành tại Việt Nam.   Căn cứ theo quy định của Luật Dược, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế trực thuộc thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, phân phối và sử dụng thuốc không được buôn bán, lưu hành hay sử dụng các sản phẩm thuốc giả dưới đây: 1. Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), số đăng ký: VD-25305-16, do Công ty cổ phần dược phẩm TW3 sản xuất, đóng gói lọ nhựa 400 viên. 2. Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), số đăng ký: VD-28109-17, do Công ty cổ phần dược phẩm TW3 sản xuất, đóng gói lọ nhựa 400 viên. 3. Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), số đăng ký: VD-14429-11, do Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco) sản xuất, đóng gói lọ nhựa 400 viên. 4. Neo-Codion (thuốc gốc được cấp phép với số lưu hành 300111082223; SĐK cũ: VN-18966-15), hoạt chất gồm Codein base 14,93mg (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg), Sulfogaiacol 100mg, cao mềm Grindelia 20mg; dạng viên nén bao đường, đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Sản phẩm chính hãng do Công ty Sophartex (Pháp) sản xuất tại địa chỉ 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ đường dây sản xuất và tiêu thụ thuốc giả này. Cục Quản lý Dược cũng khuyến cáo người dân không tự ý mua thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc và cần kiểm tra kỹ bao bì, nguồn cung cấp trước khi sử dụng. https://tienphong.vn/phat-hien-21-loai-thuoc-gia-bo-y-te-canh-bao-khan-tren-toan-quoc-post1735490.tpo

Sữa bột thật – giả? Làm thế nào để phân biệt

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, thị trường sữa bột đang bị xáo trộn bởi tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn tinh vi, khó phân biệt bằng mắt thường. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi người dùng là trẻ nhỏ – đối tượng dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch và tiêu hóa còn non yếu. Việc sử dụng sữa bột giả không chỉ khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, suy hô hấp… Những rủi ro khi sử dụng sữa bột giả Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng, tùy vào thành phần pha trộn, sữa bột giả có thể gây hại ở nhiều mức độ. Nếu tỷ lệ dinh dưỡng không đúng chuẩn, trẻ uống vào sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nguy hiểm hơn, quy trình sản xuất không đảm bảo có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tiêu chảy cấp, ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đáng chú ý, nhiều phụ huynh khi mua sữa vẫn có thói quen “nghe mách” thay vì kiểm tra kỹ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Điều này tạo kẽ hở để sữa bột giả len lỏi vào thị trường và đến tay người tiêu dùng. Sữa bột là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, nhưng cũng là mặt hàng dễ bị làm giả do nhu cầu tiêu dùng lớn. (Ảnh minh hoạ) Làm sao để phân biệt sữa thật và sữa giả? Việc phân biệt sữa thật – giả bằng mắt thường không dễ, nhất là với các sản phẩm bị làm giả tinh vi. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể nhận diện qua một số dấu hiệu sau: Quan sát bên ngoài Mã vạch sản phẩm: Kiểm tra kỹ mã vạch trên bao bì. Ví dụ: hàng Mỹ có mã từ 000–039, Nhật là 450–459 hoặc 490–499, Trung Quốc là 690–695… Với sản phẩm nhập khẩu, cần có tem phụ và hướng dẫn tiếng Việt của nhà phân phối chính thức. Hạn sử dụng: Sữa thật thường có hạn sử dụng được in dập nổi, rõ ràng. Ngược lại, sữa giả có thể bị tẩy xóa, in chồng hoặc mờ nhòe. Bao bì: Sữa chính hãng có bao bì nguyên vẹn, chữ in sắc nét, không mờ nhạt. Hộp sữa không bị méo mó, trầy xước. Sữa giả có thể có hình ảnh mờ, tem nhãn thiếu thông tin, vỏ hộp có dấu hiệu bị bóp méo. Quan sát bên trong Mùi và màu sắc: Sữa thật có mùi thơm dịu, bột mềm mịn, màu vàng nhạt. Sữa giả có thể có mùi lạ, bột bị vón cục, màu sắc bất thường. Khi nào cần ngừng sữa và đi khám? Phụ huynh cần theo dõi kỹ phản ứng của trẻ khi sử dụng sữa. Nếu trẻ có biểu hiện tiêu chảy, nôn trớ, không tăng cân hoặc sụt cân, ho kéo dài, khó thở… cần lập tức ngừng sữa đang dùng và đưa trẻ đi khám. Đặc biệt với trẻ có bệnh lý nền, nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để chọn đúng loại sữa phù hợp. Nguyên tắc chọn sữa an toàn Phụ huynh hãy tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng cho phù hợp. Các mẹ hãy chọn các công ty chuyên sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa có thời gian kinh doanh nhiều năm, các công ty có thương hiệu ưu tín trong nước cũng như thế giới. Cha mẹ chọn sản phẩm đã được cấp phép bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền, có các bằng chứng khoa học về tác dụng. Chọn sữa theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của người sử dụng. Luôn kiểm tra hạn sử dụng, quy cách đóng gói, bảo quản. Mọi người hãy đọc thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đạm, chất béo và lượng đường bổ sung, vi chất dinh dưỡng… PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng nhấn mạnh, sữa bột là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, nhưng cũng là mặt hàng dễ bị làm giả do nhu cầu tiêu dùng lớn. Việc nâng cao nhận thức, rèn luyện thói quen đi tư vấn dinh dưỡng, thói quen đọc nhãn mác, kiểm tra thông tin sản phẩm kỹ lưỡng là cách thiết thực để bảo vệ con trẻ khỏi những rủi ro sức khỏe không đáng có. https://vtcnews.vn/lam-the-nao-de-phan-biet-sua-bot-that-gia-ar937381.html

Lộ đường dây sữa giả: Cái bẫy mang tên ‘chuyên gia dinh dưỡng’

Gần 600 sản phẩm sữa giả được sản xuất và đưa ra thị trường bởi hai công ty dược phẩm, nhắm thẳng vào nhóm người bệnh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Không chỉ có dấu hiệu lừa đảo trắng trợn, vụ việc còn khiến dư luận phẫn nộ bởi sự tiếp tay từ những đoạn quảng cáo gắn với hình ảnh bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và người nổi tiếng. Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn của Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Điều đáng nói, các sản phẩm được nhắm đến là nhóm sữa dành cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai – những đối tượng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương về sức khỏe. Các bị can bị khởi tố với hai tội danh: “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong khi vụ án đang được mở rộng điều tra, website và fanpage của hai doanh nghiệp này cùng loạt nhãn hàng như Kawai, Talacmum, Sure IQ Gludiabet, Gumi Colos… đều đã không thể truy cập. Một loạt video quảng cáo từng được phát tán rộng rãi cũng dần biến mất. Chuyên gia “lên hình”, người nổi tiếng tiếp tay quảng cáo Nhiều clip quảng cáo sản phẩm sữa của Hacofood từng gây chú ý khi có sự góp mặt của các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Trong một video, PGS.TS Nguyễn Thị L, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, xuất hiện với lời khẳng định: “Người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm” khi sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ. Bà cũng “đánh giá rất cao Hacofood” và nhấn mạnh “đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt”. Tuy nhiên, trước thông tin hai công ty này bị cáo buộc sản xuất hàng trăm loại sữa giả, bà L, tỏ ra bất ngờ, khẳng định không liên quan đến hoạt động sản xuất và cho biết chưa được xem lại video quảng cáo trước khi phát hành. Lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm khẳng định, những lời quảng cáo như “giúp khỏi bệnh hoàn toàn”, “tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài ngày”, “bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên”… đều là những dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng. Đáng lo ngại là không phải tất cả những lời quảng cáo ấy đều dựa trên cơ sở khoa học hay được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng. Nhiều trường hợp, những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng về khả năng thật sự của sản phẩm. Một đoạn video khác có sự xuất hiện của bác sĩ Lê Thị H, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia), giới thiệu sữa Talacmum có chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nguyên liệu 100% nhập khẩu từ Hà Lan và Nhật Bản. Tuy nhiên, kết luận điều tra bước đầu cho thấy, các sản phẩm này hoàn toàn không chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo hay bất kì thành phần giá trị nào như quảng cáo. Thay vào đó, doanh nghiệp bị cáo buộc đã sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, phụ gia không rõ nguồn gốc để đánh lừa người tiêu dùng. PGS.TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cảnh báo, sữa giả có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh và trẻ nhỏ. Theo ông Trung, nhiều loại sữa được quảng cáo có thành phần cao cấp nhưng thực tế chỉ đạt dưới 70% hàm lượng dinh dưỡng như công bố. “Trẻ nhỏ dùng lâu dài có thể bị thiếu chất, chậm phát triển. Phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi, sinh non hoặc nhẹ cân. Tôi không hiểu công nghệ nào cho phép đưa đông trùng hạ thảo hay macca vào sữa bột mà vẫn giữ được hoạt tính sau khi pha”, ông Trung nhấn mạnh và cho biết Hiệp hội sẽ kiến nghị Bộ Y tế và Cục Quản lí thị trường siết chặt việc cấp phép và kiểm soát quảng cáo. Lợi dụng lòng tin và khoảng trống pháp lí Bộ Y tế cho biết, việc quản lí an toàn thực phẩm hiện được quy định tại Luật An toàn thực phẩm, với trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước là Bộ NN&PTNT), Bộ Công Thương và UBND các cấp. Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, đa số thực phẩm được tự công bố chất lượng. Chỉ một số nhóm thực phẩm đặc biệt (gồm 4 nhóm) mới phải đăng kí bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông. Chính điều này đã khiến một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường. Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thường gọi là thực phẩm chức năng) chỉ có tác dụng bổ sung, hỗ trợ – không có khả năng chữa bệnh. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở pháp lí và tâm lí người tiêu dùng để quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí gắn mác “chữa khỏi bệnh”, “hiệu quả sau vài ngày”. Thực tế, một số sản phẩm này chưa hề được kiểm chứng khoa học

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám