BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Hoạt Động Nghiên Cứu

Tư Vấn Sức Khoẻ

Mỹ phê duyệt thuốc ‘tên lửa dẫn đường’ điều trị ung thư phổi

Mỹ phê duyệt thuốc Datroway thuộc nhóm liên hợp kháng thể còn gọi “tên lửa dẫn đường”, do AstraZeneca và Daiichi Sankyo hợp tác phát triển điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Quyết định được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đưa ra ngày 23/6. Datroway là liệu pháp đầu tiên tại Mỹ được chấp thuận sử dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi trước đó điều trị bằng các liệu pháp khác nhưng không hiệu quả. Động thái của FDA mở rộng cơ hội tiếp cận điều trị ung thư cho những người bị ung thư phổi. Datroway thuộc nhóm thuốc liên hợp kháng thể (antibody-drug conjugates), thường được gọi là “tên lửa dẫn đường” do có khả năng tấn công chính xác vào tế bào ung thư trong khi giữ nguyên các tế bào khỏe mạnh. Cách tiếp cận này khác biệt với hóa trị truyền thống. Thuốc nhắm vào protein TROP2 có trên bề mặt tế bào khối u, vốn xuất hiện trong nhiều loại ung thư. Trước đó, Datroway đã được phê duyệt để điều trị một dạng ung thư vú. “Việc phê duyệt lần đầu cho Datroway trong điều trị ung thư phổi cung cấp một lựa chọn rất cần thiết cho những bệnh nhân ung thư phổi đột biến EGFR giai đoạn tiến triển, những người đã kháng lại với các phương pháp điều trị trước đó, bất kể đột biến gốc là gì”, Dave Fredrickson, giám đốc điều hành nhóm nghiên cứu ung thư của AstraZeneca, cho biết. Minh họa khối u ung thư phát triển trong phổi trái bệnh nhân. Ảnh: Cure AstraZeneca và Daiichi Sankyo bắt đầu hợp tác từ nhiều năm trước trong việc phát triển các liệu pháp điều trị ung thư. Sản phẩm đầu tiên họ đồng phát triển là Enhertu. Đến năm 2020, hai bên ký thỏa thuận hợp tác để phát triển và thương mại hóa Datroway, với giá trị thỏa thuận lên tới 6 tỷ USD. Sau khi Datroway được phê duyệt tại Mỹ, AstraZeneca cho biết sẽ chi 45 triệu USD cho Daiichi như một cột mốc quan trọng trong thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Ung thư phổi hiện là một trong những bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 2,2 triệu ca ung thư phổi mới và gần 1,8 triệu ca tử vong, chiếm 18% số ca tử vong do ung thư. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn muộn chỉ đạt khoảng 10-20%. Ung thư phổi được chia thành hai dạng chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC, chiếm khoảng 85%) và tế bào nhỏ (SCLC). NSCLC thường liên quan đến các đột biến phân tử như EGFR, ALK, ROS1… Datroway nhắm vào protein TROP2, mở ra hướng tiếp cận mới trong điều trị những trường hợp kháng thuốc với liệu trị trước. Thục Linh (Theo Reuters) https://vnexpress.net/my-phe-duyet-thuoc-ten-lua-dan-duong-dieu-tri-ung-thu-phoi-4905753.html

Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg)

Cụ thể thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg), Số GĐKLH: VD-26427-17, số lô: 330823, NSX: 210823, HD: 210826 và số lô: 050124, NSX: 250124, HD: 250127, do Công ty cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất, định lượng (vi phạm mức độ 3). Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên; gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi về Sở Y tế, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) theo quy định. Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát các cơ sở, đơn vị thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định. Đồng thời, phòng y tế các quận, huyện, thị xã thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý; tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi của cơ sở (nếu có). https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/thu-hoi-thuoc-pyfaclor-kid-vi-pham-muc-o-3

6 thay đổi lối sống đẩy lùi nguy cơ đột quỵ

Bỏ thuốc lá, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và ngủ đủ giấc có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn hoặc khi mạch máu bị vỡ, gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn cầu. Năm 2023, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ tư tại Mỹ, khiến 162.639 người thiệt mạng. Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi tác, nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ đột quỵ ở người dưới 55 tuổi đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, những người đã từng bị có nguy cơ tái phát cao hơn đáng kể. Gần 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ các yếu tố nguy cơ chính. Siobhan Mclernon, giảng viên cao cấp ngành điều dưỡng người lớn tại Đại học London South Bank, chia sẻ 6 thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ. Bỏ thuốc lá Những người hút một bao thuốc mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao gấp sáu lần so với người không hút. Hóa chất độc hại trong thuốc lá góp phần hình thành mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ cục máu đông, giảm lượng oxy trong máu và khiến tim hoạt động quá tải. Khói thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, với hơn 8.000 ca tử vong mỗi năm do tác động này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Minh họa một người bị đột quỵ tai biến mạch máu não. Ảnh: iStock Kiểm tra sức khỏe định kỳ Huyết áp, cholesterol và đường huyết cao đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Huyết áp và đường huyết cao có thể làm suy yếu mạch máu theo thời gian, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Cholesterol cao gây tích tụ chất béo trong động mạch, làm thu hẹp và cứng động mạch, cản trở lưu thông máu lên não. Hiệp hội Đột quỵ Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp. Việc kiểm soát đường huyết có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, kiểm soát cân nặng và căng thẳng. Để giảm cholesterol, nên hạn chế chất béo bão hòa dưới 7% lượng calo hàng ngày và duy trì lối sống năng động. Duy trì cân nặng hợp lý Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 22% đến 64%. Đặc biệt, mỡ bụng làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh tim mạch. Theo Harvard Health, giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Chú ý chế độ ăn uống Chế độ ăn cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn Địa Trung Hải, giàu dầu thực vật, cá, protein nạc và rau xanh, đã được chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ. Các thực phẩm giàu kali như khoai lang, chuối và cà chua giúp duy trì huyết áp ổn định, trong khi cá hồi và cá ngừ albacore hỗ trợ kiểm soát cholesterol hiệu quả. Vận động thường xuyên Hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Hướng dẫn của liên bang Mỹ khuyến nghị người trưởng thành nên vận động cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, kết hợp với hai ngày tập tăng cường cơ bắp. Tuy nhiên, chỉ 24,2% người trưởng thành đạt được cả hai tiêu chí này vào năm 2020, theo CDC. Ngủ đủ giấc Giấc ngủ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp, trong khi ngủ quá nhiều cũng liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 23% so với những người ngủ dưới 8 tiếng. Mclernon khuyến nghị duy trì giấc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để tối ưu hóa sức khỏe. (Theo NY Post)

Sốt xuất huyết: không còn theo mùa, không còn ‘vùng an toàn’

Báo cáo từ Bộ Y tế cho thấy tính từ ngày 14/12/2024 đến ngày 17/2/2025, Việt Nam đã ghi nhận 16.607 ca, trong đó có một ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đánh giá sốt xuất huyết Dengue là một trong các thách thức lớn đối với ngành y tế Việt Nam năm 2025. Những năm gần đây, sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc tốp những nước có số ca mắc cao, đồng thời, phạm vi dịch cũng lan rộng hơn trước.   Ths.Bs Phùng Văn Dũng – Phó giám đốc bệnh viện Bắc Thăng Long cho biết: Điều đáng lo ngại là một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời. Sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai rất nguy hiểm vì tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu. Người bệnh có thể có những diễn tiến khó tiên lượng, với nguy cơ trở nặng cao hơn. Vì vậy, ngay cả những người từng mắc sốt xuất huyết cũng không thể chủ quan trước căn bệnh truyền nhiễm này. ảnh minh họa (nguồn internet) Hiện Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue được quốc tế đánh giá cao, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Việc đưa vaccine sốt xuất huyết vào sử dụng tại Việt Nam được kỳ vọng giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch, hạn chế ca nặng và giảm tải áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, kiểm soát dịch không chỉ dừng ở giám sát dịch tễ, kiểm soát véc-tơ hay nâng cao năng lực điều trị, mà còn cần sự chủ động từ mỗi cá nhân, đừng để “chuyện muỗi” trở thành vấn đề lớn. Kết quả điều tra sự phân bố của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cho thấy muỗi truyền bệnh tại Hà Nội bao gồm 2 loài là Ae.aegypti và Ae.albopictus. Trong đó, véc tơ chính truyền bệnh là muỗi Ae.aegypti trước đây phân bổ chủ yếu tại các quận nội thành và một số huyện ven nội thành, các huyện còn lại phân bố không đều và rải rác. Tuy nhiên sự lan rộng của véc tơ chính là muỗi Ae.aegypti trong giai đoạn những năm gần đây rất nhanh chóng. Năm 2015 chỉ có 15/30 quận/huyện/thị xã có sự lưu hành của muỗi Ae.aegypti, đến năm 2023 kết quả giám sát cho thấy 29/30 quận/huyện/thị xã Hà Nội đã phát hiện được muỗi Ae.aegypti (trừ huyện Sóc Sơn). Hà Nội cũng có đầy đủ sự lưu hành của cả 4 type vi rút Dengue, trong đó DENV-4 có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Các chuyên gia cũng nhận định cần tiếp tục theo dõi dịch tễ sốt xuất huyết, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh trong thời gian tới. Phòng Công tác xã hội (sưu tầm)  

Suy Giãn Tĩnh Mạch

Suy giãn tĩnh mạch (Varicose Veins) là một bệnh lý mạn tính do suy yếu hệ thống van tĩnh mạch, gây ứ trệ máu và dẫn đến sừ giãn tĩnh mạch. Bệnh thường gặp ở những người làm việc đứng lâu, ngồi nhiều, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi. Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nguyên nhân: Y- Y\u1ebu tố di truyền. Thấi quá năng. Thiếu vận động. Ngồi hoặc đứng quá lâu. Béo phì, thai kỳ. Lão hóa tĩnh mạch theo tuổi tác. Triệu chứng: Tĩnh mạch nổi rõ, ngoằn ngoèo dưới da. Nặng chân, đau nhức, chuột rút vào ban đêm. Phù chân, đỏ vàng dị ứng. Loét da, nhiễm trùng vùng cổ chân. Các Phương Pháp Khám Chứa 1. Khám và chẩn đoán Bác sĩ thường khám lâm sàng, hỏi bệnh sử và dùng các kỹ thuật chẩn đoán như: Siêu âm Doppler: Xem dòng chảy của máu, xác định tĩnh mạch bị tắc nghén hay không. Venography: Chụp màu tĩnh mạch trong những trường hợp phức tạp. 2. Các phương pháp điều trị a. Phương pháp điều trị bảo tồn Mang vớt tĩnh mạch: Giúp đều hòa áp lực trong tĩnh mạch. Thay đổi lối sống: Giảm cân, tăng vận động, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Dùng thuốc: Thuốc bổ sung flavonoid như Diosmin, Rutin giúp tăng sức bền tĩnh mạch. b. Phương pháp xâm lắn tính Tiêm xơ tĩnh mạch (Sclerotherapy): Tiêm hóa chất vào tĩnh mạch để làm chúng biến mất. Laser nội tĩnh mạch (EVLA): Dùng tia laser để phá hủy tĩnh mạch bị sơi hóa. Radiofrequency Ablation (RFA): Sử dụng sóng cao tần để làm co hẹp tĩnh mạch. c. Phẫu thuật Phẫu thuật bác vỏ tĩnh mạch: Loại bỏ hoàn toàn tĩnh mạch bị giãn. Kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Kết Luận Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả bằng các biện pháp thích hợp. Quan trọng nhất là phát hiện sớm, duy trì lối sống lành mạnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường để được tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám