BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Hoạt Động Nghiên Cứu

Tư Vấn Sức Khoẻ

Mỹ phê duyệt thuốc ‘tên lửa dẫn đường’ điều trị ung thư phổi

Mỹ phê duyệt thuốc Datroway thuộc nhóm liên hợp kháng thể còn gọi “tên lửa dẫn đường”, do AstraZeneca và Daiichi Sankyo hợp tác phát triển điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Quyết định được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đưa ra ngày 23/6. Datroway là liệu pháp đầu tiên tại Mỹ được chấp thuận sử dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi trước đó điều trị bằng các liệu pháp khác nhưng không hiệu quả. Động thái của FDA mở rộng cơ hội tiếp cận điều trị ung thư cho những người bị ung thư phổi. Datroway thuộc nhóm thuốc liên hợp kháng thể (antibody-drug conjugates), thường được gọi là “tên lửa dẫn đường” do có khả năng tấn công chính xác vào tế bào ung thư trong khi giữ nguyên các tế bào khỏe mạnh. Cách tiếp cận này khác biệt với hóa trị truyền thống. Thuốc nhắm vào protein TROP2 có trên bề mặt tế bào khối u, vốn xuất hiện trong nhiều loại ung thư. Trước đó, Datroway đã được phê duyệt để điều trị một dạng ung thư vú. “Việc phê duyệt lần đầu cho Datroway trong điều trị ung thư phổi cung cấp một lựa chọn rất cần thiết cho những bệnh nhân ung thư phổi đột biến EGFR giai đoạn tiến triển, những người đã kháng lại với các phương pháp điều trị trước đó, bất kể đột biến gốc là gì”, Dave Fredrickson, giám đốc điều hành nhóm nghiên cứu ung thư của AstraZeneca, cho biết. Minh họa khối u ung thư phát triển trong phổi trái bệnh nhân. Ảnh: Cure AstraZeneca và Daiichi Sankyo bắt đầu hợp tác từ nhiều năm trước trong việc phát triển các liệu pháp điều trị ung thư. Sản phẩm đầu tiên họ đồng phát triển là Enhertu. Đến năm 2020, hai bên ký thỏa thuận hợp tác để phát triển và thương mại hóa Datroway, với giá trị thỏa thuận lên tới 6 tỷ USD. Sau khi Datroway được phê duyệt tại Mỹ, AstraZeneca cho biết sẽ chi 45 triệu USD cho Daiichi như một cột mốc quan trọng trong thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Ung thư phổi hiện là một trong những bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 2,2 triệu ca ung thư phổi mới và gần 1,8 triệu ca tử vong, chiếm 18% số ca tử vong do ung thư. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn muộn chỉ đạt khoảng 10-20%. Ung thư phổi được chia thành hai dạng chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC, chiếm khoảng 85%) và tế bào nhỏ (SCLC). NSCLC thường liên quan đến các đột biến phân tử như EGFR, ALK, ROS1… Datroway nhắm vào protein TROP2, mở ra hướng tiếp cận mới trong điều trị những trường hợp kháng thuốc với liệu trị trước. Thục Linh (Theo Reuters) https://vnexpress.net/my-phe-duyet-thuoc-ten-lua-dan-duong-dieu-tri-ung-thu-phoi-4905753.html

Hiểu sai về bệnh béo phì có nguy cơ gây mắc nhiều bệnh nguy hiểm

Theo nghiên cứu ACTION-Vietnam, hơn 60% người béo phì cho rằng việc kiểm soát cân nặng là trách nhiệm của riêng họ và không nhận thức đúng về bệnh lý mạn tính này. Họ thường ngần ngại thảo luận với bác sĩ về cân nặng vì lo ngại bị phán xét. Những người béo phì, đặc biệt khi bệnh chưa gây ra biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thường trì hoãn tìm kiếm sự can thiệp y tế và chỉ bắt đầu điều trị khi các vấn đề sức khỏe phát sinh, như tiểu đường, huyết áp cao hay bệnh tim mạch. Điều này làm tăng rủi ro và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bác sĩ Georgia Rigas cho biết bệnh béo phì ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về béo phì cũng khiến nhiều người trong xã hội có cái nhìn sai lệch. Bác sĩ Georgia Rigas, chuyên gia hàng đầu về điều trị béo phì với 25 năm kinh nghiệm lâm sàng đến từ Úc, cho biết: “Béo phì không phải là một vấn đề của thiếu ý chí hay lười biếng. Đây là một bệnh mạn tính có sự tác động của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, tâm lý và thói quen sống. Điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận về béo phì và nhìn nhận nó như một bệnh lý cần được điều trị từ sớm”. Bác sĩ Rigas cũng nhấn mạnh: “Béo phì không phải là một vấn đề đơn giản về cân nặng mà là một bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận từ việc chỉ chú trọng vào giảm cân sang việc cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư”. Béo phì hiện đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Với tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, việc nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi thói quen sống là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì hiệu quả. Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đồng tác giả nghiên cứu ACTION-Vietnam, đã nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa béo phì. GS.TS. Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ tình trạng béo phì tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Chúng ta cần phải giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa béo phì mà còn giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Trong suốt quá trình điều trị béo phì, người bệnh cần nhận thức rằng đây là một vấn đề sức khỏe dài hạn và họ không đơn độc trong hành trình này. Đặc biệt, việc thay đổi lối sống là yếu tố cốt lõi giúp đạt được kết quả bền vững”. Để làm được điều này, một chiến lược giáo dục mạnh mẽ là cần thiết. Các chương trình truyền thông nên tập trung vào việc nâng cao nhận thức về béo phì như một bệnh lý mạn tính, thay vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ hay thiếu ý chí. Theo bác sĩ Georgia Rigas, điều trị béo phì không chỉ là giảm cân mà là cải thiện sức khỏe tổng thể. Bà nhấn mạnh rằng việc thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động thể chất là hai yếu tố cơ bản giúp phòng ngừa và điều trị béo phì. “Một chế độ ăn uống lành mạnh với tỷ lệ phù hợp của các nhóm thực phẩm chính, kết hợp với việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp duy trì cân nặng ổn định và ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính”, bà Rigas chia sẻ. Ngoài ra, việc khuyến khích người dân tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, yoga hay thể dục nhịp điệu mỗi ngày ít nhất 30 phút sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình giảm cân. Điều quan trọng là các hoạt động này phải được duy trì thường xuyên và trở thành một phần của thói quen sống hàng ngày. https://baotintuc.vn/y-te/hieu-sai-ve-benh-beo-phi-co-nguy-co-gay-mac-nhieu-benh-nguy-hiem-20250621171135535.htm

Đau cổ, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ nhô ra ngoài

Theo hãng tin Workpoint News, một người phụ nữ ở Thái Lan phải chịu đau đớn sau khi vô tình nuốt phải một chiếc xương cá và sau đó nó đã đâm xuyên qua da cổ. Vào ngày 16/6, chồng của nạn nhân đã chia sẻ một bài đăng trên Facebook, kèm theo một hình ảnh gây sốc cho thấy xương nhô ra từ bên cổ của người phụ nữ Ông cảnh báo mọi người nên thận trọng khi ăn cá, vì xương mắc kẹt trong cổ họng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu dùng ngón tay đẩy sâu hơn. Người phụ nữ bị xương cá đâm xuyên qua da. Người phụ nữ được xác định là Samran Bubpha-art, 45 tuổi, người phụ nữ bị thương sau đó đã được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật lấy phần xương ra ngoài. Chồng cô, Suriyan Bubpha-art, chia sẻ rằng vợ mình đã nuốt phải xương khi ăn súp cá nấu tại nhà. Samran đã cắn một miếng có chứa trứng cá và vô tình nuốt phải chiếc xương. Sau đó cô cảm thấy một vết cắt sắc nhọn đột ngột ở cổ họng. Theo quan niệm truyền thống, cặp đôi này đã cố nuốt thêm thức ăn để đẩy xương xuống nhưng không có tác dụng. Phần xương sắc nhọn vẫn kẹt lại. Mặc dù họ đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế nhưng chụp X-quang vẫn không phát hiện ra chiếc xương. Tin rằng mọi chuyện đã qua một cách tự nhiên, cặp đôi trở về nhà. Hai tuần sau, Samran bị đau cổ và sưng giống như viêm tuyến giáp. Lo sợ có thể là ung thư, cặp đôi đã quay lại bệnh viện, nhưng các bác sĩ vẫn không tìm thấy gì. Các triệu chứng của cô ấy trở nên tồi tệ hơn, và cô ấy đã dán một miếng dán giảm đau. Vào ngày thứ hai, cô ấy cảm thấy một cảm giác châm chích, giống như một cái gai từ bên trong cổ. Khi gỡ miếng dán ra, cô vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy đầu xương cá nhô ra rõ ràng qua da của mình. Các bác sĩ sau đó xác nhận đây là trường hợp đầu tiên xương cá bị nuốt xuyên qua da. Samran đã hồi phục sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ. https://soha.vn/dau-co-nguoi-phu-nu-soc-nang-khi-thay-thu-nho-ra-ngoai-198250618125651436.htm

Huyết khối tĩnh mạch não khác đột quỵ thế nào

Huyết khối tĩnh mạch não là một bệnh lý mạch máu não hiếm gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. ThS.BS. Đinh Trung Hiếu, Trung tâm Đột Quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay huyết khối tĩnh mạch não là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong hệ thống tĩnh mạch của não. Các tĩnh mạch này có vai trò dẫn lưu máu từ não trở về tim. Khi cục máu đông xuất hiện, nó sẽ gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của máu, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn. Hậu quả là tăng áp lực nội sọ và có thể gây tổn thương nhu mô não. Nhiều người có thể nhầm lẫn huyết khối tĩnh mạch não với đột quỵ, tuy nhiên đây là hai bệnh lý có những điểm khác biệt căn bản. Về tần suất mắc bệnh: Đột quỵ là bệnh lý rất phổ biến, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn cầu. Ngược lại, huyết khối tĩnh mạch não là một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,5-1% tổng số các trường hợp đột quỵ. Cơ chế bệnh sinh: Đột quỵ thường được chia thành hai thể chính là đột quỵ thiếu máu não (do tắc nghẽn động mạch cấp máu cho não) và đột quỵ chảy máu não (do vỡ mạch máu não). Trong khi đó, huyết khối tĩnh mạch não là tình trạng huyết khối gây tắc nghẽn hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu máu từ não đi ra ngoài. Diễn biến bệnh: Đột quỵ thường khởi phát đột ngột, các triệu chứng xuất hiện nhanh và thường nặng ngay từ đầu. Ngược lại, huyết khối tĩnh mạch não thường có diễn biến nặng tăng dần trong vài ngày, khiến việc nhận biết sớm đôi khi gặp khó khăn. Bác sĩ Hiếu cho biết huyết khối tĩnh mạch não hình thành do cục máu đông làm tắc dòng máu tĩnh mạch, khiến áp lực trong não tăng lên. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây tăng áp lực nội sọ, xuất huyết hoặc tổn thương não lan rộng. Khác với các yếu tố nguy cơ phổ biến của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, hay rối loạn mỡ máu, huyết khối tĩnh mạch não chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh (trong 6 tuần đầu), người sử dụng thuốc tránh thai liều cao kéo dài, người có nhiễm khuẩn vùng đầu-mặt-cổ (như viêm tai xương chũm, viêm xoang), bệnh nhân tự miễn (như lupus ban đỏ, hội chứng kháng phospholipid), ung thư, nhiễm Covid-19, hoặc rối loạn đông máu bẩm sinh… Triệu chứng nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch não gồm: đau đầu, đau tăng về đêm, buồn nôn, mờ hai mắt dần, co giật, yếu liệt tay chân, giảm ý thức, lơ mơ hoặc hôn mê. Khi có các dấu hiệu này, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao nêu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh hoặc đột quỵ để được chẩn đoán và xử trí sớm, theo khuyến cáo của bác sĩ Hiếu. Chẩn đoán sớm bệnh thường khó vì triệu chứng diễn tiến chậm và không đặc hiệu. Dò tìm chính xác cần dựa vào các kỹ thuật hình ảnh như chụp CT hoặc MRI sọ não, giúp phát hiện cục máu đông và đánh giá mức độ tổn thương não. Điều trị chủ yếu là dùng thuốc chống đông để làm tan huyết khối, khôi phục dòng máu và phòng biến chứng. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được tiêm thuốc chống đông, sau đó chuyển sang dạng uống để duy trì. Với trường hợp nặng, khi huyết khối lớn hoặc có xuất huyết đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở sọ giải áp hoặc can thiệp lấy huyết khối qua mạch máu. Lựa chọn thuốc và thời gian điều trị sẽ tùy vào từng nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cá nhân. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ Hiếu khuyên việc phát hiện và điều trị huyết khối tĩnh mạch não sớm quyết định tiên lượng bệnh. Phần lớn bệnh nhân được can thiệp kịp thời có thể hồi phục hoàn toàn hoặc ít di chứng. Ngược lại, nếu nhập viện muộn, bệnh nặng với tổn thương não hoặc xuất huyết lớn, nguy cơ tử vong và tàn phế sẽ rất cao. https://vnexpress.net/suc-khoe-cam-nang-huyet-khoi-tinh-mach-nao-khac-dot-quy-the-nao-4896574.html

Hút mỡ – phẫu thuật làm đẹp dễ tai biến chết người

Hút mỡ là phẫu thuật nguy hiểm nhất trong các loại hình mổ thẩm mỹ, có thể gây sốc thuốc, sốc phản vệ, thuyên tắc mỡ dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời. “Loại hình phẫu thuật này thường phải gây mê, thực hiện trên người béo, chủ yếu là người tương đối lớn tuổi với nhiều bệnh nền, chứa đựng nhiều rủi ro biến chứng”, PGS.TS.BS Lê Hành, Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam, nói bên lề họp báo khởi động Hội nghị khoa học thẩm mỹ và triển lãm ASLS 2025, tổ chức gần đây. Theo phó giáo sư Hành, bất cứ cuộc gây mê nào cũng một vấn đề lớn với nhiều nguy cơ. Gây mê sai chỉ định hoặc quá liều, có thể dẫn đến ngộ độc, sốc thuốc khiến bệnh nhân rối loạn nhịp tim, suy hô hấp rồi ngưng tim, ngưng thở, tử vong. Mỹ ghi nhận tỷ lệ tử vong bệnh nhân hút mỡ bụng là 1/20.000 ca, còn Việt Nam chưa có thống kê cụ thể. Ngoài ra, bệnh nhân còn đối mặt với nguy cơ biến chứng sau hút mỡ do thuyên tắc mỡ. Điều này xảy ra thường do quy trình hút mỡ diễn ra kéo dài, mạch máu tổn thương, các vi mạch giãn ra. Các tế bào mỡ khi bị hút ngược vào lòng mạch, đi khắp cơ thể, nếu lên não gây đột quỵ, vào tim gây trụy tim, vào phổi gây phù. Năm ngoái, người phụ nữ 31 tuổi đột quỵ nhồi máu não do thuyên tắc mỡ sau hút mỡ bụng, cấy mỡ vùng trán và thái dương tại một thẩm mỹ viện ở TP HCM. Tử vong do hút mỡ cũng có thể xảy ra khi người thực hiện phẫu thuật không được đào tạo chuyên khoa, không có chứng chỉ hành nghề, không có kinh nghiệm phẫu thuật. Cơ sở thẩm mỹ nếu kém uy tín, không đủ trang thiết bị cấp cứu, thiếu nhân sự để theo dõi sát sao trong và sau mổ cũng dễ dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân. PGS.TS.BS Lê Hành tại họp báo ngày 2/6. Ảnh: Minh Phương Lãnh đạo Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam cho rằng điều nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh nhân hút mỡ thường làm kèm nhiều thứ như đặt túi ngực, cấy mỡ…, còn gọi là “combo”. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, bởi riêng việc hút mỡ đã là phẫu thuật lớn, đòi hỏi phải có quy trình nghiêm ngặt. Thực tế thời gian qua, TP HCM ghi nhận nhiều trường hợp tử vong trong lúc hút mỡ kết hợp nhiều loại hình khác. Tuần trước, người phụ nữ 32 tuổi bất ngờ ngưng tim rồi tử vong sau mổ nâng ngực và hút mỡ bắp tay tại Bệnh viện Răng hàm mặt Thẩm mỹ Paris, đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân. Hồi tháng 5/2024, người phụ nữ 64 tuổi hôn mê sau hai ngày hút mỡ, cắt da thừa mí mắt, thay túi độn ngực tại Bệnh viện Tân Hưng, được cứu chữa hơn một tháng nhưng không qua khỏi. Trước đó, cô gái 31 tuổi đến một cơ sở thẩm mỹ học việc, được bà chủ nâng mũi, hút mỡ bụng, vài giờ sau thì tím tái, khó thở, tử vong khi vào viện cấp cứu. Đầu năm nay, Sở Y tế TP HCM đã ban hành “Quy trình chăm sóc toàn diện người bệnh thực hiện phẫu thuật hút mỡ tạo hình bụng”, với quy trình kỹ thuật chi tiết do chuyên gia thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau phối hợp xây dựng, theo từng giai đoạn mà người bệnh phải trải qua khi được chỉ định và phẫu thuật hút mỡ. Mỗi bước đều chỉ rõ những việc cần phải làm, do ai làm, cách làm như thế nào, dự báo những tình huống có thể xảy ra, cách giải quyết. “Trong khuyến cáo này, chúng tôi yêu cầu không hút mỡ theo hình thức ‘combo’, nhưng không ít nơi vẫn làm bất chấp với giải thích là thực hiện vì nhu cầu bệnh nhân muốn làm nhanh nhiều thứ cùng lúc”, bác sĩ nói. Bác sĩ trong phòng mổ tại bệnh viện ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần Theo ông Hành, một trong những tiêu chuẩn trong mổ hút mỡ là bệnh nhân an toàn, nghĩa là cần biết rõ bệnh nhân có bệnh lý gì hay không để có giải pháp phù hợp. Chẳng hạn, nếu người bệnh có đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch…, phải điều trị đưa các chỉ số về mức phù hợp, đủ điều kiện phẫu thuật mới thực hiện. Việc chỉ định gây mê, gây tê cần được cân nhắc kỹ lưỡng với từng trường hợp. Bác sĩ khuyến cáo người muốn phẫu thuật hút mỡ nên chọn bệnh viện được cấp phép hoạt động, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn dành cho loại hình này. Quá trình hút mỡ bụng phải được thực hiện ở bệnh viện có phòng mổ đạt chuẩn, có bác sĩ gây mê theo dõi và hỗ trợ, kiểm soát. Khách hàng trước khi hút mỡ bụng phải được kiểm tra sức khỏe tổng thể, xét nghiệm đầy đủ. Tuyệt đối không được thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ viện. https://vnexpress.net/hut-mo-phau-thuat-lam-dep-de-tai-bien-chet-nguoi-4893664.html

Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi ăn dưa chuột hằng ngày

Dưa chuột (hay dưa leo) là loại quả phổ biến, chúng có nhiều công dụng như hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch và làm dịu các cơn đau nhức và sưng tấy. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe tốt nhất của việc ăn dưa chuột hằng ngày: Giữ nước cho cơ thể Dưa chuột chứa tới 96% hàm lượng nước, có thể giữ cho cơ thể của bạn đủ nước và đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Bổ sung đủ nước thông qua trái cây và rau quả đảm bảo rằng các tế bào nhận được dinh dưỡng thích hợp. Từ đó, giúp bạn chống lại sự kiệt sức và tràn đầy năng lượng cho cả ngày. Do đó, dưa chuột cũng là một lựa chọn ăn vặt tốt. Hỗ trợ giảm cân Dưa chuột là một trong những lựa chọn hỗ trợ giảm cân tốt nhất và dễ dàng nhất có sẵn một cách tự nhiên. Trên thực tế, nhiều chuyên gia coi đây là loại trái cây cần phải có khi đang trong thời gian giảm cân. Dưa chuột không chỉ dễ ăn và nhẹ bụng mà còn chứa nhiều chất xơ và hàm lượng nước, đồng thời là một lựa chọn thực phẩm ít calo tuyệt vời. Giảm đau nhức và đau khớp Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp và đau nhức cơ bắp, hãy đảm bảo rằng chế độ ăn có nhiều dưa chuột và các loại salad xanh khác. Dưa chuột không chỉ tốt cho sức khỏe làn da mà còn thúc đẩy xương và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Chúng cũng hoạt động như một chất chữa bệnh tốt trong các trường hợp đau nhức. Đó là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để đưa vào chế độ ăn uống khi bạn bắt đầu lão hóa. Tốt cho nướu răng Dưa chuột có thể giúp điều chỉnh cân bằng axít trong miệng, duy trì cân bằng độ pH, cuối cùng giúp cơ thể ngăn ngừa và chữa lành các vết cắt và vết thương nhỏ trong thời gian ngắn hơn. Thường xuyên ăn dưa chuột cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh về nướu và bệnh răng miệng. Một số người cho rằng ăn trái cây và rau quả như dưa chuột, cần tây, cà rốt có thể hoạt động như chất làm trắng răng và làm sạch mảng bám. Xây dựng các mô và thúc đẩy lưu lượng máu Dưa chuột rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho cơ thể và có lợi cho các hoạt động quan trọng. Chất chống oxy hóa cao có trong trái cây như dưa chuột có thể giúp điều chỉnh lưu lượng máu, đối phó với các gốc tự do và thậm chí giúp tái tạo sự phát triển của mô trong cơ thể. Giúp thải độc tố Ăn dưa chuột thường xuyên có thể điều chỉnh thói quen vệ sinh. Thêm vào đó, nó giúp cơ thể dễ dàng đào thải vi trùng và độc tố khó chịu có thể cản trở quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Dưa chuột không chỉ ngăn ngừa tình trạng mất nước mà còn chứa rất nhiều chất xơ. Hàm lượng magie và kali trong trái cây này cũng giúp loại bỏ các vấn đề như đầy hơi và bệnh đường ruột. Điều chỉnh mức cholesterol Một lý do khác để ăn dưa chuột thường xuyên là chúng có chứa hàm lượng pectin lành mạnh, một loại chất xơ hòa tan tự nhiên giúp giảm cholesterol trong máu, loại bỏ độc tố và tốt cho tim. Có thể ngăn ngừa ung thư Dưa chuột là một thành viên của họ bầu bí, chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có vị đắng gọi là cucurbitacin. Theo một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Dịch vụ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm cho thấy dưa chuột có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư sinh sôi. 133g dưa chuột với vỏ cung cấp khoảng 1g chất xơ. Chất xơ có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Dưa chuột cũng chứa nhiều loại vitamin B, vitamin A và chất chống oxy hóa, bao gồm một loại được gọi là lignans. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng lignans trong dưa chuột và các loại thực phẩm khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường Dưa chuột chứa các chất có thể giúp giảm lượng đường trong máu hoặc ngăn lượng đường trong máu tăng quá cao. Một giả thuyết cho rằng cucurbitacins trong dưa chuột giúp điều chỉnh quá trình giải phóng insulin và chuyển hóa glycogen ở gan, một loại hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường trong máu. Một nghiên cứu cho thấy vỏ dưa chuột giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở chuột. Điều này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa của nó. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, dưa chuột có chỉ số đường huyết (GI) thấp, rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường. Dưa chuột tốt cho sức khỏe, song để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng chỉ nên ăn với số lượng vừa phải cùng với các loại trái cây và rau quả khác. https://dantri.com.vn/suc-khoe/loi-ich-suc-khoe-bat-ngo-khi-an-dua-chuot-hang-ngay-20250115075548387.htm

Hưởng ứng: Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2025 và tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn Thành phố năm 2025

Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025 này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”. Đây là chủ đề mang nhiều ý nghĩa với mục tiêu phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên giới… Chi tiết: xem tại đây! Bài viết tuyên truyền Phòng CTXH

Phòng ngừa và điều trị kịp thời về sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến đối với người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này. Sỏi tiết niệu là gì? Phát hiện và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, có thể gây đau đớn dữ dội song một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. 1. Sỏi tiết niệu là gì?Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Hệ tiết niệu ở người 2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì? Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu. 3. Những ai dễ bị sỏi tiết niệu? + Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu. + Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu. + Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu. + Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần. + Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi. + Người nằm bất động lâu ngày. + Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…). + Đang sử dụng một số thuốc. + Người lao động trong môi trường nóng bức. + Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu. 4. Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu? Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc. Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm). Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn. 5. Tác hại của sỏi tiết niệu? Đáng lo ngại là một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. Những trường hợp này chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp CT kiểm tra sức khỏe định kỳ. Về lâu dài, sỏi không được loại bỏ sẽ làm tổn thương nhu mô thận, dẫn đến suy thận mạn tính – buộc bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Đặc biệt, những cơn đau tái phát thường xuyên khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, giảm hiệu suất lao động. 6. Điều trị và phòng tránh sỏi tiết niệu Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí sỏi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, Bệnh viện Bắc Thăng Long đang ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn, giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Điều trị nội khoa được chỉ định cho sỏi nhỏ dưới 7 mm. Bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước (2.5-3 lít/ngày), kết hợp thuốc giãn cơ trơn và giảm đau để đào thải sỏi tự nhiên. Tuy nhiên bệnh nhân cần tái khám sau thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, sỏi không tự đào thải được thì cần can thiệp phẫu thuật để xử lí sỏi, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận và tình trạng sức khỏe chung. Với sỏi lớn hơn, trước đây tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) từng là lựa chọn phổ biến nhờ ưu điểm không xâm lấn. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như thường chỉ áp dụng cho sỏi nhỏ trên thận hoặc niệu quản đoạn trên, có thể gây tổn thương mô xung quanh, tỷ lệ sạch sỏi sau một lần tán còn thấp nên có trường hợp phải tán nhiều lần, đặc biệt trường hơp viên sỏi cứng hoặc người bệnh có thể trạng béo. Thay vào đó, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được ưu tiên cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa hoặc bàng quang hoặc sử dụng ống nội soi mềm đưa qua đường niệu đạo (với sỏi niệu quản 1/3 trên hoặc sỏi thận dưới 2 cm) với ưu điểm vượt trội hoàn toàn giúp tán vụn sỏi mà không cần rạch da, đồng thời hạn chế những tai biến mà phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mang lại. Đối với sỏi thận lớn trên 2 cm hoặc sỏi san hô, tán sỏi qua da (PCNL) là giải pháp tối ưu. Bác sĩ tạo một hay nhiều đường hầm nhỏ từ da vùng thắt lưng vào thận để tiếp

Cấp cứu: gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc Trái bệnh nhân 85 tuổi

Cụ bà 85 tuổi, bị ho kéo dài 3 tháng nay, đã đi khám chữa rất nhiều nơi không khỏi. Chụp CT ở phòng khám tư thấy có khối ở phế quản gốc Trái, được chỉ định nội soi phế quản ống mềm… bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Bắc Thăng Long cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân được hội chẩn bởi các bác sĩ chuyên khoa: Hô hấp, Chẩn đoán hình ảnh: tiến hành nội soi phát hiện có dịch nhầy bao phủ xung quanh, làm xây xước niêm mạc phế quản và gây tắc nghẽn gần hoàn toàn phế quản gốc Trái, khi đưa ống soi mềm vào phế quản gốc Trái thì phát hiện có dị vật là hạt hồng xiêm. Khai thác tiền sử thì bệnh nhân không nhớ mình bị hóc hạt hồng xiêm từ bao giờ. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân, lấy được dị vật ra ngoài nhưng không làm tổn thương đường thở Kíp nội soi đã dùng dụng cụ chuyên dụng tiến hành gắp dị vật. Thủ thuật khá khó khăn do hạt hồng xiêm nhẵn, lại có dịch nhầy bao phủ thời gian dài nên rất trơn, khó gắp. Sau gần 30 phút với sự nỗ lực của kíp nội soi, đã gắp thành công hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản và hút hết dịch nhầy, soi kiểm tra đánh giá lại thấy đường thở đã thông thoáng. Người nhà và bệnh nhân lúc đầu tưởng bị U phổi, đã rất vui mừng và phấn khởi khi các y – bác sĩ tìm được nguyên nhân gây ho kéo dài. Dị vật tai mũi họng là tình trạng khá phổ biến và hay gặp trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi và người mắc các bệnh rối loạn về tâm thần. Gắp dị vật trong họng là biện pháp cấp cứu, xử lý khi gặp tình trạng dị vật trong họng. Tuy nhiên cần phải lưu ý khi thực hiện để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Triệu chứng khi gặp phải dị vật trong họng Triệu chứng thường hay thấy nhất khi gặp phải dị vật trong họng là đang ăn, uống hoặc chơi thì đột nhiên ho sặc sụa, thở rít, chảy nước mắt, mặt đỏ. Ngoài ra, còn thấy khó thở dữ dội, mặt và môi tím tái, có thể ngừng thở. Nặng hơn nữa là bất tỉnh hoặc đái dầm. Những dị vật này thường gây tắc nghẽn đường thở. Đối với bệnh nhân bị mắc dị vật trong họng không gây tắc nghẽn đường thở hoặc tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn thường có tiền sử bị nghẹn, nuốt đau, khó nuốt hoặc khó nói. Dị vật trong họng cũng nên nghi ngờ gặp phải ở những người có triệu chứng như ho, thở rít hoặc khàn tiếng mà không rõ nguyên nhân. Đối với trẻ em có các dấu hiệu như thở rít, tắc nghẽn đường thở một phần thì cần phải hỏi rõ bố mẹ xem bé có từng bị nghẹn thở hay hít sặc bao giờ không. Trong những trường hợp này việc chẩn đoán nguyên nhân do dị vật ở hạ họng thường khó. Bởi vì các triệu chứng này xuất hiện chậm hơn sẽ làm lu mờ đi các dấu hiệu mắc dị vật ban đầu. Có nhiều trường hợp dị vật trong họng – hạ họng đã chẩn đoán sai và được điều trị như trường hợp bị bạch hầu thanh quản. Vậy nên các bác sĩ điều trị cần phải lưu ý trên những bệnh nhân có dấu hiệu về đường hô hấp trên không giải thích được. Đặc biệt là ở trẻ em từng có tiền sử bị tắc nghẹt đường thở (choking). Gắp dị vật trong họng Hầu hết những dị vật trong họng đều là những mảnh nhựa, đinh ghim bằng kim loại, các loại hạt, xương cá, xương lợn, xương gà, đồng xu, răng giả… việc chụp X-quang sẽ giúp xác định được vị trí cũng như kích thước của đồng xu, cục pin và những vật cản quang khác, nhưng hầu hết những dị vật trong thanh quản như xương cá thì lại không cản quang. Vì vậy, việc can thiệp phẫu thuật để gắp dị vật trong họng cần phải dựa vào tiền sử bệnh lý và khám thực thể để xác định có dị vật không. Sau khi đã xác định cần phải can thiệp phẫu thuật gắp dị vật trong họng, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ đối với bệnh nhân về các xét nghiệm cơ bản, tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh khác, chụp X-quang nếu có. Sau khi thực hiện xong thủ thuật thì cần phải theo dõi bệnh nhân bằng cách cho dùng kháng sinh, giảm viêm trong 5 ngày. Theo dõi tình trạng tràn khí, nhiễm trùng vùng cổ nếu xảy ra. Dị vật tai mũi họng nói chung và dị vật trong họng nói riêng là vấn đề y khoa rất phổ biến, thường xảy ra hàng ngày. Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám và gắp dị vật trong họng ra cần phải được thực hiện kịp thời, đúng cách. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được xử lý nhằm hạn chế tối đa những tổn thương và rủi ro cho đường hô hấp. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0889 615 815 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY Phòng CTXH

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc ?

Xét nghiệm bộ mỡ máu, gồm cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (mỡ tốt) và LDL-C (mỡ xấu), hiện được coi như một xét nghiệm thông thường. Tuy nhiên hầu như ai cũng có bị tăng hoặc giảm một trong bốn thành phần trên, nhiều người cho là “bình thường, không đáng ngại”, nhưng cũng có rất nhiều người lo lắng và tìm cách uống đủ các loại thuốc để mong mỡ máu về bình thường. Chỉ định điều trị của các Bác sỹ cũng có thể rất khác nhau. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2019, thì việc chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cần được cân nhắc dựa trên nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, tiền sử đã có bệnh tim mạch hay chưa, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch hay không, bệnh đi kèm, và mức độ rối loạn mỡ máu… Cụ thể là: 1. Nguy cơ tim mạch rất cao: 1.1. Định nghĩa: – Đã có bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, stent mạch vành, đột quỵ não, tai biến mạch não thoáng qua. – Chụp mạch vành hoặc siêu âm động mạch cảnh thấy có hẹp > 50% – Đái tháo đường đã có các biến chứng mạn tính (mắt, tim, thận…) hoặc có ≥ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, hoặc ĐTĐ typ 1 đã > 20 năm – Suy thận nặng, mức lọc cầu thận < 30 mL/phút – Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. 1.2. Điều trị: – LDL-C từ 1,4 – < 1,8 mmol/L: Thay đổi lối sống và cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 1,8 mmol/L: phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 2. Nguy cơ tim mạch cao: 2.1. Định nghĩa: – Có yếu tố nguy cơ tim mạch nặng như Choletsterol toàn phần > 8 mmol/L, LDL-C > 4,9 mmol/L, hoặc huyết áp ≥ 180/110mmHg. – BN ĐTĐ ≥ 10 năm, hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác – Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. – Bệnh thận mạn giai đoạn 3, mức lọc cầu thận từ 30 – 59 mL/phút 2.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 1,8 – < 2,6 mmol/L: cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 2,6 – < 3,0 mmol/L: phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 3. Nguy cơ tim mạch trung bình 3.1. Định nghĩa: Các BN trẻ tuổi (BN ĐTĐ typ 1 < 35 tuổi, BN ĐTĐ typ 2 < 50 tuổi) bị ĐTĐ < 10 năm, không có yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 3.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 2,6 – < 4,9 mmol/L: cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 4. Nguy cơ tim mạch thấp: 4.1. Định nghĩa: Không có các yếu tố nguy cơ nào kể trên 4.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 3,0 – 4,9 mmol/L: Cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C > 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu Ths.Bác sĩ Phùng Văn Dũng

HIỂU ĐỂ ĐIỀU TRỊ TỐT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương… Đái tháo đường là bệnh gì: – Glucose máu là nguồn năng lượng chính cho các cơ quan trong cơ thể. Insulin do tụy tiết ra có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào, và giữ nồng độ glucose máu luôn ổn định. – Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng glucose máu mạn tính do thiếu insulin hoặc giảm tác dụng (đề kháng) của insulin hoặc cả hai. Bệnh thường kèm theo cả rối loạn chuyển hóa protid và lipid. Có 5 typ đái tháo đường là: ĐTĐ typ 1, chiếm khoảng 1% tổng số bệnh nhân ĐTĐ: Nguyên nhân là thiếu insulin tuyệt đối, hay gặp ở trẻ em, bệnh diễn biến nhanh với các triệu chứng rầm rộ. ĐTĐ typ 2, chiếm hơn 80% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Nguyên nhân do insulin bị đề kháng ở các cơ quan, bệnh diễn biến âm thầm nên thường được phát hiện muộn. ĐTĐ typ 3: là bệnh ĐTĐ thứ phát do bị viêm tụy, cắt tụy hay do dùng các thuốc làm tăng glucose máu ĐTĐ typ 4: ĐTĐ thai kỳ, thường khỏi sau khi đẻ, gặp ở khoàng 15% phụ nữ mang thai ĐTD typ 5: ĐTĐ ở người gày, suy dinh dưỡng Chẩn đoán ĐTĐ bằng cách nào: – Trường hợp điển hình, người bệnh ĐTĐ thường có triệu chứng 4 nhiều là uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều và gày nhiều. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không có triệu chứng (giai đoạn sớm) hoặc lại được phát hiện muộn khi đã có nhiều biến chứng mạn tính như mờ mắt, tê bì chân tay, thậm chí có các biến chứng nặng như suy thận, loét chân hay đột quỵ… – Mặc dù tên bệnh là ĐTĐ tức là đái ra đường nhưng để chẩn đoán chắc chắn bệnh ĐTĐ phải dựa vào xét nghiệm máu. Có 4 cách chẩn đoán ĐTĐ là: Glucose máu lúc đói (đã nhịn ăn từ 8-14h) > 7,0 mmol/L Glucose máu bất kỳ (đói hoặc no đều được) > 11,0 mmol/L kèm theo các triệu chứng như khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gày sút Glucose máu 2h sau làm nghiệm pháp uống 75g Glucose > 11,0 mmol/ LHbA1C > 6,5% ĐTĐ có thể gây biến chứng gì, có nguy hiểm không ? Tăng glucose máu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chưng nguy hiểm như: – Các biến chứng mạch máu nhỏ như mù mắt, suy thận, tê bì chân tay có thể gặp ở 10% các bệnh nhân bị ĐTĐ 5 năm, 30-50% ở các bệnh nhân bị ĐTĐ trên 20 năm. – Các biến chứng mạch máu lớn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân cao gấp 2-4 lần so với người bình thường, và là nguyên nhân khiến bệnh nhân ĐTĐ chết sớm từ 6-12 năm. – Người bệnh ĐTĐ cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phổ biến là viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng tiết niệu… và đáng sợ nhất là nhiễm trùng bàn chân làm tăng 15-30 lần nguy cơ bị cắt cụt chân – Ngoài ra, các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gút… – Chú ý là các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 do được phát hiện muộn nên đã có thể bị các biến chứng ngay thời điểm được chẩn đoán ĐTĐ. Điều trị ĐTĐ typ 2 bằng cách nào ? Điều trị kiểm soát glucose máu ở người bệnh ĐTĐ bằng 3 biện pháp chính, có tầm quan trọng như nhau là: 4.1. Chế độ ăn, với một số nguyên tắc là: Lựa chọn các thực phầm có chỉ số đường huyết thấp (không làm tăng nhiều glucose máu sau ăn), nhiều chất xơ, nhiều rau. Có thể ăn rau trước ăn cơm. Thịt cá có thể ăn như bình thường. Lưu ý là không nên ăn quá no, bữa chính ăn vừa phải và có thể ăn thêm 1-2 bữa phụ vào giữa buổi chiều hoặc trước lúc đi ngủ. 4.2. Tập thể dục cường độ vừa phải (đi bộ nhanh, đạp xe…) khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần. Muốn tập nặng (như chạy, cử tạ…) phải xin ý kiến Bác sỹ. Uống đủ nước khi tập. Không tập khi glucose máu < 5,5 mmol/L hoặc > 14,5 mmol/L 4.3. Sử dụng thuốc làm giảm đường máu ngay khi được chẩn đoán ĐTĐ. Có thể là 1 hoặc nhiều loại thuốc cùng lúc. Các nhóm thuốc chính là: – Thuốc Sulfonylurea (như Gliclazide, Glimepiride) có tác dụng kích thích tụy tiết insulin, uống vào trước bữa ăn – Thuốc Metformin có tác dụng làm giảm đề kháng insulin, uống vào sau bữa ăn – Thuốc Gliptin (Sitagliptin, Linagliptin) có cả tác dụng kích thích tiết insulin và làm giảm đề kháng insulin, uống vào trước hoặc sau ăn đều được. – Thuốc Flozine (Empagliflozin, Dapagliflozin) có tác dụng làm giảm glucose máu bằng cách ngăn cản tái hấp thu glucose ở thận. – Thuốc kết hợp 2 loại thuốc trong 1 viên thuốc, ví dụ kết hợp Metformin với Sulfonylurea, hay Metformin với Gliptin. – Insulin tiêm dưới da, có thể tiêm một hoặc nhiều mũi (3-4 mũi) mỗi ngày. Có thể phối hợp insulin với các thuốc uống. – Điểm lưu ý là: Các loại thuốc lá, thuốc nam, thuốc tễ chưa được cấp phép để điều trị bệnh ĐTĐ Các Bác sỹ có thể chọn loại

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám