BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Previous slide
Next slide
0 + NĂM
Hình Thành và Phát Triển
0 +
Giáo sư, Bác sĩ
0 +
Bệnh Nhân
0 %
Khách hàng hài lòng

BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

Ngày 03/7/2000 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 67/QĐ-UB về việc đổi tên “Trung tâm y tế dự phòng than Khu vực Nội Địa” thành “Bệnh viện Bắc Thăng Long” Từ đây Bệnh viện đã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và hoạt động theo đúng ngành dọc của mình. Trụ sở đóng tại: Tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Bắc Thăng Long ngày nay với quy mô 420 giường bệnh, 28 khoa, phòng chức năng và 2 bộ phận…

CHUYÊN KHOA NỔI BẬT

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

BSCKII. Nguyễn Văn Thành

Phó giám đốc Bệnh viện

ThS. Phùng Văn Dũng

Phó giám đốc Bệnh viện

TIN TỨC - SỰ KIỆN

BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG KHÁM SỨC KHOẺ CHO NHÂN DÂN TẠI 24 XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH NĂM 2024

BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG PHỐI HỢP CÙNG TRUNG TÂM Y TẾ ĐÔNG ANH KHÁM SỨC KHỎE CHO NHÂN DÂN TẠI 24 XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH NĂM 2024 Bệnh viện Bắc Thăng Long Thực hiện kế hoạch số: 82/KH-UBND ngày 07/02/2024 của Ủy ban nhân dân Huyện Đông Anh về nâng cao chất lượng hoạt động của các Trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2024; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 19/01/2024 của UBND huyện Đông Anh về Triển khai thực hiện công tác dân số huyện Đông Anh năm 2024; Kế hoạch số 62/KH-BCĐ ngày 26/01/2024 của Ban chỉ đạo công tác Dân số về tổ chức thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vân động lồng ghép cung cấp dịch vụ về dân số 2024 trên địa bàn huyện Đông Anh Bệnh viện Bắc Thăng Long phối hợp với Trung tâm Y tế Đông Anh xây dựng kế hoạch tổ chức khám phát hiện sớm một số bệnh thường gặp, tư vấn, hướng dẫn, tự chăm sóc sức khỏe, định hướng điều trị, lồng ghép truyền thông cung cấp dịch vụ về Dân số- SKSS/KHHGĐ năm 2024 trên địa bàn huyện Đông Anh. Thời gian: 02 tháng từ ngày 15/03/2024 đến hết ngày 23/04/2024 (Giờ khám tại các trạm y tế: sáng 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30) Địa điểm: Tại các Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế Huyện Đông Anh. Thành phần: Bệnh viện Bắc Thăng Long hỗ trợ 5 chuyên ngành (Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa, Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh) Lịch khám: (02 tháng từ ngày 15/03/2024 đến hết ngày 23/04/2024) TT Trạm Y tế Ngày tổ chức TT Trạm Y tế Ngày tổ chức 1 Nam Hồng 15/03 (thứ 6) 16 Nguyên Khê 10/04 (thứ 4) 2 Xuân Canh 19/03 (thứ 3) 17 Dục Tú 11/04 (thứ 5) 3 Vân Nội 21/03 (thứ 5) 18 Hải Bối 12/4 (thứ 6) 4 Cổ loa 22/03 (thứ 6) 19 Kim Nỗ 15/04 (thứ 2) 5 Tầm Xá 25/03 (thứ 2) 20 Võng La 16/04 (thứ 3) 6 Thụy Lâm 26/03 (thứ 3) 21 Liên Hà 18/04 (thứ 5) 7 Vân Hà 27/03 (thứ 4 22 Bắc Hồng 19/04 (thứ 6) 8 Kim Chung 28/03 (thứ 5) 23 Đông Hội 22/04 (thứ 2) 9 Uy Nỗ 29/03 (thứ 6) 24 Vĩnh Ngọc 23/04 (thứ 3) 10 Việt Hùng 01/04 (thứ 2)       11 Thị trấn 02/04 (thứ 3)       12 Mai Lâm 04/04 (thứ 5)       13 Xuân Nộn 05/04 (thứ 6)       14 Đại Mạch 08/04 (thứ 2)       15 Tiên Dương 09/04 (thứ 3)       Cụ thể: Sáng ngày 15/3/2024 Bệnh viện Bắc Thăng Long đã tổ chức đoàn công tác gồm các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên có trình độ cao,có kinh nghiệm được lựa chọn từ các khoa trong bệnh viện đến khám: Nội khoa, Ngoại khoa, sản phụ khoa, Tai mũi họng, Siêu âm…. tư vấn sức khỏe cho các đối tượng là nhân dân xã Nam Hồng. Bệnh viện đã phối hợp chặt chẽ với phòng y tế huyện, chính quyền xã, trạm y tế xã tổ chức triển khai từng bước theo kế hoạch đề ra. Một số hình ảnh đoàn khám sức khỏe bệnh viện Bắc Thăng Long tại xã Nam Hồng sáng ngày 15/3/2024. BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG Địa chỉ: Tổ 18 – Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội Hotline: 0889 615 815 (24/7)

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp không?

Bệnh tan máu bẩm sinh hiện đang ngày càng phổ biến nên rất nhiều người đã và đang có nhu cầu tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh tiền hôn nhân để thế hệ sau được khỏe mạnh. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. TAN MÁU BẨM SINH LÀ GÌ? Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm bệnh rối loạn máu di truyền có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái và ảnh hưởng đến số lượng và loại hemoglobin mà cơ thể sản xuất. Khi mắc bệnh, hemoglobin của bệnh nhân được phát hiện có cấu trúc bất thường, hậu quả là hồng cầu bị phá hủy, quá trình vận chuyển oxy gặp nhiều gián đoạn. Đó là nguyên nhân khiến người mắc hội chứng tan máu phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cực kỳ nghiêm trọng. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH DI TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO? Đây là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách.  

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám