BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Previous slide
Next slide
0 + NĂM
Hình Thành và Phát Triển
0 +
Giáo sư, Bác sĩ
0 +
Bệnh Nhân
0 %
Khách hàng hài lòng

BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

Ngày 03/7/2000 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 67/QĐ-UB về việc đổi tên “Trung tâm y tế dự phòng than Khu vực Nội Địa” thành “Bệnh viện Bắc Thăng Long” Từ đây Bệnh viện đã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và hoạt động theo đúng ngành dọc của mình. Trụ sở đóng tại: Tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Bắc Thăng Long ngày nay với quy mô 420 giường bệnh, 28 khoa, phòng chức năng và 2 bộ phận…

CHUYÊN KHOA NỔI BẬT

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA

BSCKII. Nguyễn Văn Thành

Phó giám đốc Bệnh viện

ThS. Phùng Văn Dũng

Phó giám đốc Bệnh viện

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Bộ Y tế yêu cầu việc tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành. Theo Bộ Y tế, công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo liên tục cán bộ y tế, bao gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15; Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 32/2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế và Thông tư số 26/2020/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT. Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian vừa qua các đơn vị đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong đào tạo liên tục, để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế nhằm thực hiện tốt công tác nâng cao sức khỏe nhân dân. Công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đã đạt được, việc triển khai công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục còn một số bất cập, chất lượng chưa đảm bảo theo yêu cầu. Để khắc phục các tồn tại và tiếp tục tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo liên tục đúng theo các quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, Nghị định số 96/2023/ND-CP, Thông tư số 32/2023/TT-BYT, Thông tư số 22/2013/TT-BYT, Thông tư số 26/2020/TT-BYT và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Y tế. Tiếp tục phổ biến, quán triệt việc thực hiện dùng các quy định của pháp luật hiện hành về đào tạo liên tục đến các giảng viên, các cán bộ liên quan và người học… như quy định về công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, cấp phát chứng chỉ, chứng nhận tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng hội nghị hội thảo…; tổ chức quản lý công tác đào tạo liên tục đảm bảo công khai, minh bạch. khách quan, hiệu quả và kiểm soát tốt chất lượng đồng thời phải đảm bảo khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ y tế nâng cao năng lực phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân. Quán triệt, chỉ đạo rà soát, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục và tính pháp lý của việc cấp phát các chứng chỉ, chứng nhận đào tạo liên tục cán bộ y tế của đơn vị. Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tăng cường kiểm tra việc tô chức đào tạo liên tục cán bộ y tế tại các địa phương, đơn vị và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) để được chỉ đạo giải quyết. https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/bo-y-te-yeu-cau-viec-tuan-thu-cac-quy-inh-ve-ao-tao-cap-nhat-kien-thuc-y-khoa-lien-tuc?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fmoh.gov.vn%3A443%2Ftin-lien-quan%3Fp_p_id%3D101_INSTANCE_vjYyM7O9aWnX%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Drow-4-column-1%26p_p_col_count%3D2

Bác Hồ và những lời căn dặn đối với người thầy thuốc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tháng 3-1948, trong thư gửi Hội nghị Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Theo Người, thầy thuốc là phải hết lòng yêu thương, tận tình chăm sóc, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người bệnh. Bởi để chữa trị bệnh tật tận gốc thì không chỉ nhìn vào những vết thương bề ngoài. Những vấn đề về tinh thần, tình cảm càng cần phải được quan tâm để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như y đức của người thầy thuốc. Mặt khác, theo Bác: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú (cán bộ y tế – người trích). Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. “Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Bác Hồ với cán bộ Y tế (hình sưu tầm) Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc, tháng 6-1953, Người chỉ rõ: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Đọc lời dạy của Bác chúng ta hiểu các thầy thuốc phải có lương tâm và nghĩa vụ cao cả như của người mẹ hiền đối với bệnh nhân. Có thể nói, lương tâm với người bệnh là cơ sở để hình thành những đức tính cần thiết của người thầy thuốc. Lời dạy này của Người đến nay đã trở thành bài học vô cùng quý giá đối với mỗi người thầy thuốc Việt Nam cũng như cả ngành Y tế. Theo Bác, người thầy thuốc vừa phải có đức, vừa phải có tài. Vì vậy, đội ngũ thầy thuốc, về chuyên môn, cần thường xuyên “học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ”, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”. Hơn nữa, người cán bộ y tế cần quán triệt nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, tức là phải xây dựng nền y tế Việt Nam vừa mang tính truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa y học của thời đại. Cụ thể, yếu tố dân tộc và thời đại hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, thành một chỉnh thể thống nhất nhằm phục vụ nhân dân tốt nhất. Không chỉ chú ý đến mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, Người còn quan tâm đến mỗi quan hệ giữa các thầy thuốc, cán cán bộ làm công tác y tế với nhau. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế, tháng 2-1955, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân”. Đoàn kết trong y đức là mối quan hệ đồng nghiệp, giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, giữa những nhân viên trong ngành y tế cùng nhằm tới mục đích vì sức khỏe con người. Đoàn kết trong ngành Y là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Vào những năm cuối đời, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn đau đáu nỗi niềm hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt; về cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu và hy sinh cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày 31/7/1967, trong bức thư khen cán bộ, nhân viên Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khoẻ của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”. Đây là bức thư cuối cùng Người viết gửi ngành Y tế nước ta. Lúc cuối đời, trong Bản Di chúc, Bác đã dặn dò phải “phát triển công tác vệ sinh, y tế…”. Nói như vậy, ta có thể cảm nhận được sự quan tâm của Bác Hồ dành cho ngành Y tế, cho các thầy thuốc. Từ những lời căn dặn của Người, ngày 6/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27/2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của

Hà Nội: Thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập đến năm 2030

Ngày 25/4/2025, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030” với 8 nội dung chính cần thực hiện và được giao cho Sở Y tế chủ trì. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh. Nội dung thứ nhất là rà soát, sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh Thủ đô theo 3 cấp khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện đảm nhận chức năng vùng được UBND thành phố giao cho Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện. Đó là xây dựng đề án sắp xếp hệ thống khám bệnh, chữa bệnh Thủ đô theo 3 cấp (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu). Thực hiện tổ chức lại các bệnh viện, cụ thể là sáp nhập Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương vào Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; hợp nhất Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông thành Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Xây dựng đề án thành lập 04 bệnh viện thực hiện chức năng khám bệnh chữa bệnh cơ bản tại các khu vực: Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm; xây dựng đề án phát triển 04 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng là Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đồng thời, xây dựng đề án thành lập 02 bệnh viện chuyên khoa (Lão khoa, Nhiệt đới); xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030. Nội dung thứ hai là phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý. Về phát triển nguồn nhân lực, UBND thành phố giao Sở Nội vụ chủ trì xây dựng nghị quyết quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô, Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, tuyển dụng lao động hợp đồng. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách xây dựng đề án thành lập Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ, đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2025-2030; xây dựng nghị quyết quy định về việc thu hút, trọng dụng người có tài năng. Nội dung thứ ba là nâng cao chất lượng các kỹ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh như xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyên môn cho các cấp khám chữa bệnh; phát triển các trung tâm chuyên khoa sâu thực hiện kỹ thuật cao thuộc các bệnh viện; cùng với đó là ban hành quyết định của UBND thành phố quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại trong lĩnh vực y tế để được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thủ đô. Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức. Nội dung thứ tư là phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện gắn với phát triển thành phố thông minh với việc xây dựng đề án phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện thành phố. Nội dung thứ năm là chuyển đổi số toàn diện hướng tới y tế thông minh, cụ thể là xây dựng hệ thống quản lý điều hành y tế tập trung; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu mở ngành y tế Hà Nội; xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chuyên ngành; xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nền tảng dữ liệu tập trung tiến tới kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai nền tảng hồ sơ sức khoẻ điện tử; xây dựng và triển khai phần mềm quản lý thông tin y tế cho các trạm y tế; triển khai các ứng dụng cung cấp các dịch vụ theo dõi, cảnh báo, trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khoẻ từ xa và cán bộ y tế; phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường mạng giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế; xây dựng hệ thống báo động đỏ; triển khai ứng dụng bệnh án điện tử tại các cơ sở khám, chữa bệnh; triển khai hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Nội dung thứ sáu là tăng cường hợp tác quốc tế bằng cách xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ lĩnh vực y tế. Nội dung thứ bảy là nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác điều trị và dự phòng với việc xây dựng kế hoạch phòng chống dịch; kế hoạch tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Và nội dung thứ tám là xây dựng kế hoạch truyền thông, giáo dục sức khoẻ lĩnh vực y tế. UBND thành phố giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp cơ sở kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Tham mưu phối hợp với các đơn vị thuộc

5 trường hợp bác sĩ được quyền từ chối khám chữa cho bệnh nhân

Sự việc các y, bác sĩ đang cấp cứu bệnh nhi bị người nhà gào thét, dùng lời lẽ công kích, chửi bậy thậm chí đạp vào bụng khiến cộng đồng bức xúc. Nhiều người băn khoăn, khi nào thầy thuốc có quyền từ chối khám chữa cho bệnh nhân. Mới đây, ê-kíp thầy thuốc ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) trong khi đang nỗ lực ép tim, cấp cứu cho trẻ bị sốc phản vệ do thuốc, người nhà đứng quanh giường bệnh, liên tục kêu gào, dùng lời lẽ miệt thị, công kích, chửi bậy. Thậm chí, một nam điều dưỡng còn bị một đối tượng đạp vào bụng. Dù vậy, các nhân viên y tế vẫn cứu thành công em bé. Sau khoảng 3 phút, tim của bé trai đã đập trở lại. 5 phút sau, bệnh nhân đã tỉnh, gọi hỏi biết, huyết áp ổn định. Sau 20 phút, bệnh nhi tỉnh táo, thở oxy qua gọng kính, có thể giao tiếp bình thường. Nam điều dưỡng viên cúi khom lưng sau khi bị một đối tượng đạp vào bụng. Ảnh cắt từ clip Sự việc khiến cộng đồng y khoa và người dân rất bức xúc. Hiện cơ sở y tế này đã mời lực lượng Công an đến xác minh, làm rõ vụ việc. Khi nào thầy thuốc có quyền từ chối khám chữa bệnh? Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ năm 2024 nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền của người bệnh; từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh… Tuy nhiên, thầy thuốc cũng có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong 5 trường hợp sau đây: – Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác. – Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. – Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi. – Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật. – Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thầy thuốc được phép tạm rời khỏi nơi làm việc khi bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng  Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), 70% đối tượng bị tấn công trong các vụ mất an ninh, trật tự tại bệnh viện là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 60% vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh; 30% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh và thân nhân. Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%). Trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Điều 43 quy định rõ thầy thuốc được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng; Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Việc “tạm rời” này phải được báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất. Các bác sĩ khu vực cấp cứu là nơi thường xuyên đối mặt nguy cơ, áp lực bị người nhà bệnh nhân hay các đối tượng gây gổ, đe doạ tấn công hay hành hung. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa II Cao Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Thanh Ba (Phú Thọ), khi đang tập trung cấp cứu, nếu nhân viên y tế quay lại đôi co, đưa người nhà bệnh nhi ra ngoài thì rất mất thời gian, sẽ bỏ thời cơ vàng để cứu sống trẻ. “Kể cả nếu chúng tôi có bị đánh thì vẫn không thể đôi co với người nhà bệnh nhân, phải tập trung cấp cứu, không thể bỏ đi”, bác sĩ Hưng cho biết. Thực tế, nam điều dưỡng viên dù bị đạp vào bụng gây đau, phải dừng lại ôm bụng nhưng vài giây sau vẫn tiếp tục đi lấy dụng cụ cấp cứu cho cháu bé. https://vietnamnet.vn/5-truong-hop-bac-si-duoc-quyen-tu-choi-kham-chua-cho-benh-nhan-2395859.html xem thêm: Người nhà bệnh nhân gào chửi, đấm đạp y bác sĩ: Bộ Y tế vào cuộc

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Kỳ tích y học: Việt Nam lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Ngày 12/04, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết đã thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD – Heart Mate3) lần đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, tháng 3-2025, bệnh nhân nữ HTX (46 tuổi, Thanh Hóa) nhập viện, được các bác sĩ chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm nặng (EF chỉ còn 19%) do bệnh cơ tim giãn, kết hợp với các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não và tắc động mạch dưới đòn phải. Theo lời kể của người bệnh, chị đã được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối và điều trị bằng thuốc trong nhiều năm, tuy nhiên tình trạng sức khỏe không cải thiện, có những cơn khó thở cấp, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều phải nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân đã được hội chẩn cả trong nước và quốc tế, được chỉ định cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD – Left Ventricular Assist Device) thế hệ thứ 3, là thế hệ mới nhất nhằm thay thế chức năng bên trái của tim. Thiết bị hỗ trợ thất trái hoạt động như một chiếc bơm cơ học, bơm máu từ tim đến động mạch chủ, với cấu tạo và cơ chế hoạt động đặc biệt giúp tối ưu được dòng máu bơm ra, đồng thời giảm các nguy cơ huyết khối, tan máu. Thiết bị có dây nối với pin bên ngoài cơ thể. Thiết bị đã được chứng minh có khả năng kéo dài thời gian và chất lượng cuộc sống vượt trội cho người bệnh suy tim giai đoạn muộn. Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo được thực hiện bởi các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 dưới sự hướng dẫn của GS Jan D.Schmitto – Chủ tịch Hội Tuần hoàn cơ học châu Âu. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 cho một bệnh suy tim giai đoạn cuối vào năm 2014 (hiện sau 11 năm, bệnh nhân này vẫn sinh hoạt bình thường). Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân HTX đã đi lại, sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện. “Trước đây mỗi lần nhập viện, tôi đều rất lo sợ bởi không biết trái tim mình sẽ ngừng đập lúc nào. Tôi mong được sống để chứng kiến đám cưới của con trai dù cháu đang là sinh viên đại học. Hiện tại, tôi cảm thấy rất khoẻ mạnh và chờ đến ngày được ra viện”, chị X chia sẻ. Theo TS Đặng Việt Đức, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thiết bị hỗ trợ thất trái thế hệ thứ 3 (LVAD- Heart Mate3) đang là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất, kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực tim mạch, đặc biệt trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng. Với khả năng hỗ trợ, thay thế chức năng bơm máu của tâm thất trái, thiết bị này giúp cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống bình thường. Suy tim là giai đoạn cuối của các bệnh lý tim mạch, có tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, cao hơn cả bệnh lý ung thư và đột quỵ. Khoảng 50% bệnh nhân suy tim không sống quá 5 năm sau khi được bác sĩ chẩn đoán. Ở bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, con số này còn cao hơn, với tiên lượng sống trung bình khoảng 6-12 tháng, tỉ lệ tử vong trên 75% sau 1 năm. Theo các chuyên gia, thành công của ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 đầu tiên tại Việt Nam đã mở ra cơ hội cho hàng nghìn người bệnh suy tim giai đoạn cuối. Thành công này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch nước nhà, khẳng định năng lực chuyên môn vững vàng cùng chiến lược đầu tư, chỉ đạo đúng đắn trong phát triển kỹ thuật cao. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 định hướng đến năm 2030 trở thành đơn vị tiên phong trong các kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất của thế giới, sau đó làm chủ và chuyển giao cho các bệnh viện khác trong nước. https://plo.vn/ky-tich-y-hoc-viet-nam-lan-dau-thuc-hien-thanh-cong-ghep-tim-nhan-tao-ban-phan-post843933.html Xem thêm: Bệnh viện Bắc Thăng Long không ngừng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Dấu hiệu sớm một tháng cảnh báo nhồi máu cơ tim

Người bệnh có thể bị mệt mỏi bất thường, lo lắng không rõ nguyên nhân, khó ngủ, khó thở vài tuần hoặc một tháng trước khi lên cơn nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Nhận biết sớm các triệu chứng có thể giúp phòng tránh biến chứng nguy hiểm và can thiệp y tế kịp thời. Mệt mỏi bất thường không rõ nguyên nhân Một trong những triệu chứng sớm nhất và dễ bị bỏ qua của cơn nhồi máu cơ tim là tình trạng mệt mỏi dai dẳng, không rõ nguyên nhân. Người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức dù đã nghỉ ngơi đầy đủ hoặc gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày như leo cầu thang, mang đồ. Tình trạng mệt mỏi này không liên quan đến hoạt động gắng sức hoặc thiếu ngủ mà là kết quả của giảm lưu lượng máu đến tim. Khi tim không thể bơm máu hiệu quả, cơ thể bù đắp bằng cách chuyển cách sử dụng năng lượng sang các chức năng thiết yếu, khiến một người cảm thấy kiệt sức, yếu ớt. Cảm giác khó chịu, thắt chặt ở ngực Đau ngực là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó chịu nhẹ hoặc bị đè nén, bóp nghẹt ở vùng ngực vài tuần trước khi lên cơn đau. Lo lắng, căng thẳng Đây là tình trạng cảm thấy rất lo lắng mà không rõ nguyên nhân. Các cơn hoảng loạn kèm theo khó chịu ở ngực hoặc khó thở cũng có thể cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim. Không ngủ được Một số người gặp vấn đề về giấc ngủ nhiều tuần trước khi cơn đau xảy ra. Điều này bao gồm khó ngủ, thường xuyên thức giấc vào ban đêm do khó thở hoặc khó chịu có thể do nhồi máu cơ tim. Sưng ở chân Bàn chân, mắt cá chân bị sưng bất thường có thể là do vấn đề về tim. Khi tim không hoạt động tốt, lưu lượng máu chậm lại và trào ngược vào các tĩnh mạch ở chân. Điều này khiến chất lỏng tích tụ trong các mô gây sưng tấy. Khó thở Khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo tim không hoạt động bình thường. Tim không thể bơm máu hiệu quả làm cho máu chảy ngược vào các tĩnh mạch qua phổi. Khi áp suất trong các mạch máu này tăng lên, chất lỏng bị đẩy vào các phế nang trong phổi, khiến người bệnh gặp khó khăn khi thở dù hoạt động thể chất nhẹ. Người bệnh không nên bỏ qua các triệu chứng nhẹ hoặc thỉnh thoảng gặp phải bên trên vì chúng có thể là cảnh báo sớm của tình trạng nhồi máu cơ tim. Theo dõi tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng và đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời. https://vnexpress.net/dau-hieu-som-mot-thang-canh-bao-nhoi-mau-co-tim-4853823.html

Kỳ tích y học: Việt Nam lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Ngày 12/04, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết đã thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD – Heart Mate3) lần đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, tháng 3-2025, bệnh nhân nữ HTX (46 tuổi, Thanh Hóa) nhập viện, được các bác sĩ chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm nặng (EF chỉ còn 19%) do bệnh cơ tim giãn, kết hợp với các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não và tắc động mạch dưới đòn phải. Theo lời kể của người bệnh, chị đã được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối và điều trị bằng thuốc trong nhiều năm, tuy nhiên tình trạng sức khỏe không cải thiện, có những cơn khó thở cấp, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều phải nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân đã được hội chẩn cả trong nước và quốc tế, được chỉ định cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD – Left Ventricular Assist Device) thế hệ thứ 3, là thế hệ mới nhất nhằm thay thế chức năng bên trái của tim. Thiết bị hỗ trợ thất trái hoạt động như một chiếc bơm cơ học, bơm máu từ tim đến động mạch chủ, với cấu tạo và cơ chế hoạt động đặc biệt giúp tối ưu được dòng máu bơm ra, đồng thời giảm các nguy cơ huyết khối, tan máu. Thiết bị có dây nối với pin bên ngoài cơ thể. Thiết bị đã được chứng minh có khả năng kéo dài thời gian và chất lượng cuộc sống vượt trội cho người bệnh suy tim giai đoạn muộn. Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo được thực hiện bởi các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 dưới sự hướng dẫn của GS Jan D.Schmitto – Chủ tịch Hội Tuần hoàn cơ học châu Âu. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 cho một bệnh suy tim giai đoạn cuối vào năm 2014 (hiện sau 11 năm, bệnh nhân này vẫn sinh hoạt bình thường). Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân HTX đã đi lại, sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện. “Trước đây mỗi lần nhập viện, tôi đều rất lo sợ bởi không biết trái tim mình sẽ ngừng đập lúc nào. Tôi mong được sống để chứng kiến đám cưới của con trai dù cháu đang là sinh viên đại học. Hiện tại, tôi cảm thấy rất khoẻ mạnh và chờ đến ngày được ra viện”, chị X chia sẻ. Theo TS Đặng Việt Đức, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thiết bị hỗ trợ thất trái thế hệ thứ 3 (LVAD- Heart Mate3) đang là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất, kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực tim mạch, đặc biệt trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng. Với khả năng hỗ trợ, thay thế chức năng bơm máu của tâm thất trái, thiết bị này giúp cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống bình thường. Suy tim là giai đoạn cuối của các bệnh lý tim mạch, có tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, cao hơn cả bệnh lý ung thư và đột quỵ. Khoảng 50% bệnh nhân suy tim không sống quá 5 năm sau khi được bác sĩ chẩn đoán. Ở bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, con số này còn cao hơn, với tiên lượng sống trung bình khoảng 6-12 tháng, tỉ lệ tử vong trên 75% sau 1 năm. Theo các chuyên gia, thành công của ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 đầu tiên tại Việt Nam đã mở ra cơ hội cho hàng nghìn người bệnh suy tim giai đoạn cuối. Thành công này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch nước nhà, khẳng định năng lực chuyên môn vững vàng cùng chiến lược đầu tư, chỉ đạo đúng đắn trong phát triển kỹ thuật cao. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 định hướng đến năm 2030 trở thành đơn vị tiên phong trong các kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất của thế giới, sau đó làm chủ và chuyển giao cho các bệnh viện khác trong nước. https://plo.vn/ky-tich-y-hoc-viet-nam-lan-dau-thuc-hien-thanh-cong-ghep-tim-nhan-tao-ban-phan-post843933.html Xem thêm: Bệnh viện Bắc Thăng Long không ngừng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Giáo sư Đặng Văn Ngữ – Một nhân cách lớn

GS. Đặng Văn Ngữ là “cha đẻ” của thuốc kháng sinh Penicillin ở Việt Nam, đồng thời cũng là người có công lớn trong việc đẩy lùi bệnh sốt rét, giúp cứu sống hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với con trai của Giáo sư – NSND Đặng Nhật Minh để nghe ông kể về cuộc đời của một nhà khoa học tận tụy, một người cha bình dị nhưng để lại một nhân cách lớn cho đời và cho con cháu noi theo. Dấu ấn của những công trình y học GS. Đặng Văn Ngữ sinh năm 1910 trong một gia đình nhà nho ở làng An Cựu (Thừa Thiên Huế). Thuở nhỏ, ông được gia đình cho theo học tiểu học ở Vinh, trung học Huế, sau đó học tiếp tại Hà Nội. Năm 20 tuổi, ông đỗ tú tài và nhận được học bổng theo học tại Trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Y Dược Hà Nội). Năm 1937, sau 8 năm miệt mài đèn sách, ông bảo vệ thành công luận án áp-xe gan và tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa. Với thành tích học tập xuất sắc, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên được giữ lại trường làm trợ lý cho GS. Galliard – Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng kiêm Hiệu trưởng Trường Y khoa Đông Dương lúc đó. Khi đang làm trợ giảng thì BS. Đặng Văn Ngữ được cử sang nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Tokyo (Nhật Bản) trong khuôn khổ trao đổi nghiên cứu sinh giữa hai nước Pháp – Nhật như một đại diện xuất sắc của nền y học Pháp tại Đông Dương. Trong thời gian tu nghiệp ở Nhật, ông tìm ra giống nấm sản xuất Penicillin và công bố 4 công trình khoa học có giá trị. GS. Đặng Văn Ngữ (giữa) đang thuyết trình với Bác Hồ nhân dịp Bác thăm Trường Y – Dược và Khoa Ký sinh trùng. Cùng lúc đó ở miền Bắc, giai đoạn 1949-1950, phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ, GS. Đặng Văn Ngữ lúc bấy giờ vẫn đang làm việc ở Nhật Bản đã xin về nước để tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Nhật, GS. Đặng Văn Ngữ là Chủ tịch Hội người Việt yêu nước, nhiều lần dẫn đầu đoàn biểu tình của Việt kiều tại Tokyo phản đối thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam. Vì thế, trước vận mệnh sống còn của Tổ quốc, một trí thức yêu nước như ông không thể đứng ngoài cuộc. Hành trang mang theo ngoài ít vật dụng cá nhân là một ống nấm Souche Penicillium (giống Penicillium) để rồi sau này làm nên cuộc “cách mạng” trong việc điều chế Penicillin kết tinh (bột) và “nước lọc” Penicillin. Vì sao lại gọi là “nước lọc” Penicillin? Mặc dù GS. Đặng Văn Ngữ đã điều chế thành công Penicillin kết tinh (bột) nhưng vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để có thể sản xuất được thật nhiều Penicillin đáp ứng nhu cầu kháng khuẩn của các thương bệnh binh ngoài mặt trận? Làm sao để bất kỳ một cơ sở y tế nào cũng có thể sản xuất được Penicillin, phổ biến nó một cách rộng rãi, thông dụng nhất? Bởi sản xuất Penicillin dạng bột là một công việc đòi hỏi thời gian lâu dài, do vậy, nó không thể thỏa mãn được nhu cầu cấp thiết của quân đội và nhân dân. “Cần một thứ thuốc dễ thực hiện để có thể nhanh chóng chữa lành các vết thương” là điều GS. Đặng Văn Ngữ luôn trăn trở. Và sau nhiều ngày nghiên cứu, GS. Đặng Văn Ngữ và các cộng sự của trường Y đều nhận ra rằng “nước lọc” Penicillin có tác dụng và hiệu lực hơn cả Penicillin kết tinh nếu dùng nó để chữa trị tại chỗ các vết thương nhiễm trùng. Cách thức sản xuất là: lấy nước thân cây ngô có chứa glucose được nấu lên rồi cấy nấm bằng giống của phòng thí nghiệm tạo ra “nước lọc” Penicillin đắp lên vết thương và nó có tác dụng chữa lành, chống nhiễm trùng rất hữu hiệu. GS.Đặng Văn Ngữ và gia đình. Về nước, ông nhận nhiệm vụ lên chiến khu Việt Bắc. Tại đây, ông được gặp Hồ Chủ tịch. Người đã động viên, khích lệ và có ảnh hưởng lớn đến tinh thần yêu nước, nhân cách sống của ông trong suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học. Những năm 1950, trong điều kiện nghiên cứu hết sức thô sơ, khó khăn, thiếu thốn cả về nhân lực lẫn vật lực, một phòng labo dã chiến đã được ra đời tại Chiến khu Việt Bắc. Với quyết tâm lớn nhất là phải tìm và sản xuất được kháng sinh như ở các viện mà ông từng làm việc ở Nhật, ông đã sáng tạo bằng cách vận dụng những nguyên liệu dễ kiếm như thân cây ngô, sắn và cả lương khô để điều chế môi trường nuôi cấy nấm, giúp điều chế Penicillin dạng bột và “nước lọc” Penicillin. Trong đó, việc sáng chế ra “nước lọc” Penicillin là một sáng kiến mang tính đột phá với nhiều ưu điểm nổi trội, dùng để chữa trị tại chỗ các vết thương phẫu thuật nhiễm trùng rất hiệu quả. Ngoài ra, “nước lọc” Penicillin còn đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, đó là với sự hướng dẫn của Giáo sư, bất kỳ một cơ sở y tế nào cũng có thể sản xuất được. Việc sản xuất được “nước lọc” Penicillin một cách rộng rãi có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, góp phần đắc

Tư vấn sức khoẻ

Cấp cứu: gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc Trái bệnh nhân 85 tuổi

Cụ bà 85 tuổi, bị ho kéo dài 3 tháng nay, đã đi khám chữa rất nhiều nơi không khỏi. Chụp CT ở phòng khám tư thấy có khối ở phế quản gốc Trái, được chỉ định nội soi phế quản ống mềm… bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Bắc Thăng Long cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân được hội chẩn bởi các bác sĩ chuyên khoa: Hô hấp, Chẩn đoán hình ảnh: tiến hành nội soi phát hiện có dịch nhầy bao phủ xung quanh, làm xây xước niêm mạc phế quản và gây tắc nghẽn gần hoàn toàn phế quản gốc Trái, khi đưa ống soi mềm vào phế quản gốc Trái thì phát hiện có dị vật là hạt hồng xiêm. Khai thác tiền sử thì bệnh nhân không nhớ mình bị hóc hạt hồng xiêm từ bao giờ. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân, lấy được dị vật ra ngoài nhưng không làm tổn thương đường thở Kíp nội soi đã dùng dụng cụ chuyên dụng tiến hành gắp dị vật. Thủ thuật khá khó khăn do hạt hồng xiêm nhẵn, lại có dịch nhầy bao phủ thời gian dài nên rất trơn, khó gắp. Sau gần 30 phút với sự nỗ lực của kíp nội soi, đã gắp thành công hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản và hút hết dịch nhầy, soi kiểm tra đánh giá lại thấy đường thở đã thông thoáng. Người nhà và bệnh nhân lúc đầu tưởng bị U phổi, đã rất vui mừng và phấn khởi khi các y – bác sĩ tìm được nguyên nhân gây ho kéo dài. Dị vật tai mũi họng là tình trạng khá phổ biến và hay gặp trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi và người mắc các bệnh rối loạn về tâm thần. Gắp dị vật trong họng là biện pháp cấp cứu, xử lý khi gặp tình trạng dị vật trong họng. Tuy nhiên cần phải lưu ý khi thực hiện để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Triệu chứng khi gặp phải dị vật trong họng Triệu chứng thường hay thấy nhất khi gặp phải dị vật trong họng là đang ăn, uống hoặc chơi thì đột nhiên ho sặc sụa, thở rít, chảy nước mắt, mặt đỏ. Ngoài ra, còn thấy khó thở dữ dội, mặt và môi tím tái, có thể ngừng thở. Nặng hơn nữa là bất tỉnh hoặc đái dầm. Những dị vật này thường gây tắc nghẽn đường thở. Đối với bệnh nhân bị mắc dị vật trong họng không gây tắc nghẽn đường thở hoặc tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn thường có tiền sử bị nghẹn, nuốt đau, khó nuốt hoặc khó nói. Dị vật trong họng cũng nên nghi ngờ gặp phải ở những người có triệu chứng như ho, thở rít hoặc khàn tiếng mà không rõ nguyên nhân. Đối với trẻ em có các dấu hiệu như thở rít, tắc nghẽn đường thở một phần thì cần phải hỏi rõ bố mẹ xem bé có từng bị nghẹn thở hay hít sặc bao giờ không. Trong những trường hợp này việc chẩn đoán nguyên nhân do dị vật ở hạ họng thường khó. Bởi vì các triệu chứng này xuất hiện chậm hơn sẽ làm lu mờ đi các dấu hiệu mắc dị vật ban đầu. Có nhiều trường hợp dị vật trong họng – hạ họng đã chẩn đoán sai và được điều trị như trường hợp bị bạch hầu thanh quản. Vậy nên các bác sĩ điều trị cần phải lưu ý trên những bệnh nhân có dấu hiệu về đường hô hấp trên không giải thích được. Đặc biệt là ở trẻ em từng có tiền sử bị tắc nghẹt đường thở (choking). Gắp dị vật trong họng Hầu hết những dị vật trong họng đều là những mảnh nhựa, đinh ghim bằng kim loại, các loại hạt, xương cá, xương lợn, xương gà, đồng xu, răng giả… việc chụp X-quang sẽ giúp xác định được vị trí cũng như kích thước của đồng xu, cục pin và những vật cản quang khác, nhưng hầu hết những dị vật trong thanh quản như xương cá thì lại không cản quang. Vì vậy, việc can thiệp phẫu thuật để gắp dị vật trong họng cần phải dựa vào tiền sử bệnh lý và khám thực thể để xác định có dị vật không. Sau khi đã xác định cần phải can thiệp phẫu thuật gắp dị vật trong họng, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ đối với bệnh nhân về các xét nghiệm cơ bản, tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh khác, chụp X-quang nếu có. Sau khi thực hiện xong thủ thuật thì cần phải theo dõi bệnh nhân bằng cách cho dùng kháng sinh, giảm viêm trong 5 ngày. Theo dõi tình trạng tràn khí, nhiễm trùng vùng cổ nếu xảy ra. Dị vật tai mũi họng nói chung và dị vật trong họng nói riêng là vấn đề y khoa rất phổ biến, thường xảy ra hàng ngày. Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám và gắp dị vật trong họng ra cần phải được thực hiện kịp thời, đúng cách. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được xử lý nhằm hạn chế tối đa những tổn thương và rủi ro cho đường hô hấp. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0889 615 815 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY Phòng CTXH

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc ?

Xét nghiệm bộ mỡ máu, gồm cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (mỡ tốt) và LDL-C (mỡ xấu), hiện được coi như một xét nghiệm thông thường. Tuy nhiên hầu như ai cũng có bị tăng hoặc giảm một trong bốn thành phần trên, nhiều người cho là “bình thường, không đáng ngại”, nhưng cũng có rất nhiều người lo lắng và tìm cách uống đủ các loại thuốc để mong mỡ máu về bình thường. Chỉ định điều trị của các Bác sỹ cũng có thể rất khác nhau. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2019, thì việc chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cần được cân nhắc dựa trên nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, tiền sử đã có bệnh tim mạch hay chưa, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch hay không, bệnh đi kèm, và mức độ rối loạn mỡ máu… Cụ thể là: 1. Nguy cơ tim mạch rất cao: 1.1. Định nghĩa: – Đã có bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, stent mạch vành, đột quỵ não, tai biến mạch não thoáng qua. – Chụp mạch vành hoặc siêu âm động mạch cảnh thấy có hẹp > 50% – Đái tháo đường đã có các biến chứng mạn tính (mắt, tim, thận…) hoặc có ≥ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, hoặc ĐTĐ typ 1 đã > 20 năm – Suy thận nặng, mức lọc cầu thận < 30 mL/phút – Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. 1.2. Điều trị: – LDL-C từ 1,4 – < 1,8 mmol/L: Thay đổi lối sống và cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 1,8 mmol/L: phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 2. Nguy cơ tim mạch cao: 2.1. Định nghĩa: – Có yếu tố nguy cơ tim mạch nặng như Choletsterol toàn phần > 8 mmol/L, LDL-C > 4,9 mmol/L, hoặc huyết áp ≥ 180/110mmHg. – BN ĐTĐ ≥ 10 năm, hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác – Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. – Bệnh thận mạn giai đoạn 3, mức lọc cầu thận từ 30 – 59 mL/phút 2.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 1,8 – < 2,6 mmol/L: cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 2,6 – < 3,0 mmol/L: phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 3. Nguy cơ tim mạch trung bình 3.1. Định nghĩa: Các BN trẻ tuổi (BN ĐTĐ typ 1 < 35 tuổi, BN ĐTĐ typ 2 < 50 tuổi) bị ĐTĐ < 10 năm, không có yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 3.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 2,6 – < 4,9 mmol/L: cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C ≥ 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu 4. Nguy cơ tim mạch thấp: 4.1. Định nghĩa: Không có các yếu tố nguy cơ nào kể trên 4.2. Điều trị: – Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 3,0 – 4,9 mmol/L: Cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu – LDL-C > 4,9 mmol/L: Phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu Ths.Bác sĩ Phùng Văn Dũng

HIỂU ĐỂ ĐIỀU TRỊ TỐT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương… Đái tháo đường là bệnh gì: – Glucose máu là nguồn năng lượng chính cho các cơ quan trong cơ thể. Insulin do tụy tiết ra có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào, và giữ nồng độ glucose máu luôn ổn định. – Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng glucose máu mạn tính do thiếu insulin hoặc giảm tác dụng (đề kháng) của insulin hoặc cả hai. Bệnh thường kèm theo cả rối loạn chuyển hóa protid và lipid. Có 5 typ đái tháo đường là: ĐTĐ typ 1, chiếm khoảng 1% tổng số bệnh nhân ĐTĐ: Nguyên nhân là thiếu insulin tuyệt đối, hay gặp ở trẻ em, bệnh diễn biến nhanh với các triệu chứng rầm rộ. ĐTĐ typ 2, chiếm hơn 80% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Nguyên nhân do insulin bị đề kháng ở các cơ quan, bệnh diễn biến âm thầm nên thường được phát hiện muộn. ĐTĐ typ 3: là bệnh ĐTĐ thứ phát do bị viêm tụy, cắt tụy hay do dùng các thuốc làm tăng glucose máu ĐTĐ typ 4: ĐTĐ thai kỳ, thường khỏi sau khi đẻ, gặp ở khoàng 15% phụ nữ mang thai ĐTD typ 5: ĐTĐ ở người gày, suy dinh dưỡng Chẩn đoán ĐTĐ bằng cách nào: – Trường hợp điển hình, người bệnh ĐTĐ thường có triệu chứng 4 nhiều là uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều và gày nhiều. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không có triệu chứng (giai đoạn sớm) hoặc lại được phát hiện muộn khi đã có nhiều biến chứng mạn tính như mờ mắt, tê bì chân tay, thậm chí có các biến chứng nặng như suy thận, loét chân hay đột quỵ… – Mặc dù tên bệnh là ĐTĐ tức là đái ra đường nhưng để chẩn đoán chắc chắn bệnh ĐTĐ phải dựa vào xét nghiệm máu. Có 4 cách chẩn đoán ĐTĐ là: Glucose máu lúc đói (đã nhịn ăn từ 8-14h) > 7,0 mmol/L Glucose máu bất kỳ (đói hoặc no đều được) > 11,0 mmol/L kèm theo các triệu chứng như khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gày sút Glucose máu 2h sau làm nghiệm pháp uống 75g Glucose > 11,0 mmol/ LHbA1C > 6,5% ĐTĐ có thể gây biến chứng gì, có nguy hiểm không ? Tăng glucose máu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chưng nguy hiểm như: – Các biến chứng mạch máu nhỏ như mù mắt, suy thận, tê bì chân tay có thể gặp ở 10% các bệnh nhân bị ĐTĐ 5 năm, 30-50% ở các bệnh nhân bị ĐTĐ trên 20 năm. – Các biến chứng mạch máu lớn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân cao gấp 2-4 lần so với người bình thường, và là nguyên nhân khiến bệnh nhân ĐTĐ chết sớm từ 6-12 năm. – Người bệnh ĐTĐ cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phổ biến là viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng tiết niệu… và đáng sợ nhất là nhiễm trùng bàn chân làm tăng 15-30 lần nguy cơ bị cắt cụt chân – Ngoài ra, các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gút… – Chú ý là các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 do được phát hiện muộn nên đã có thể bị các biến chứng ngay thời điểm được chẩn đoán ĐTĐ. Điều trị ĐTĐ typ 2 bằng cách nào ? Điều trị kiểm soát glucose máu ở người bệnh ĐTĐ bằng 3 biện pháp chính, có tầm quan trọng như nhau là: 4.1. Chế độ ăn, với một số nguyên tắc là: Lựa chọn các thực phầm có chỉ số đường huyết thấp (không làm tăng nhiều glucose máu sau ăn), nhiều chất xơ, nhiều rau. Có thể ăn rau trước ăn cơm. Thịt cá có thể ăn như bình thường. Lưu ý là không nên ăn quá no, bữa chính ăn vừa phải và có thể ăn thêm 1-2 bữa phụ vào giữa buổi chiều hoặc trước lúc đi ngủ. 4.2. Tập thể dục cường độ vừa phải (đi bộ nhanh, đạp xe…) khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần. Muốn tập nặng (như chạy, cử tạ…) phải xin ý kiến Bác sỹ. Uống đủ nước khi tập. Không tập khi glucose máu < 5,5 mmol/L hoặc > 14,5 mmol/L 4.3. Sử dụng thuốc làm giảm đường máu ngay khi được chẩn đoán ĐTĐ. Có thể là 1 hoặc nhiều loại thuốc cùng lúc. Các nhóm thuốc chính là: – Thuốc Sulfonylurea (như Gliclazide, Glimepiride) có tác dụng kích thích tụy tiết insulin, uống vào trước bữa ăn – Thuốc Metformin có tác dụng làm giảm đề kháng insulin, uống vào sau bữa ăn – Thuốc Gliptin (Sitagliptin, Linagliptin) có cả tác dụng kích thích tiết insulin và làm giảm đề kháng insulin, uống vào trước hoặc sau ăn đều được. – Thuốc Flozine (Empagliflozin, Dapagliflozin) có tác dụng làm giảm glucose máu bằng cách ngăn cản tái hấp thu glucose ở thận. – Thuốc kết hợp 2 loại thuốc trong 1 viên thuốc, ví dụ kết hợp Metformin với Sulfonylurea, hay Metformin với Gliptin. – Insulin tiêm dưới da, có thể tiêm một hoặc nhiều mũi (3-4 mũi) mỗi ngày. Có thể phối hợp insulin với các thuốc uống. – Điểm lưu ý là: Các loại thuốc lá, thuốc nam, thuốc tễ chưa được cấp phép để điều trị bệnh ĐTĐ Các Bác sỹ có thể chọn loại

Sữa bột thật – giả? Làm thế nào để phân biệt

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, thị trường sữa bột đang bị xáo trộn bởi tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn tinh vi, khó phân biệt bằng mắt thường. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi người dùng là trẻ nhỏ – đối tượng dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch và tiêu hóa còn non yếu. Việc sử dụng sữa bột giả không chỉ khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, suy hô hấp… Những rủi ro khi sử dụng sữa bột giả Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng, tùy vào thành phần pha trộn, sữa bột giả có thể gây hại ở nhiều mức độ. Nếu tỷ lệ dinh dưỡng không đúng chuẩn, trẻ uống vào sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nguy hiểm hơn, quy trình sản xuất không đảm bảo có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tiêu chảy cấp, ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đáng chú ý, nhiều phụ huynh khi mua sữa vẫn có thói quen “nghe mách” thay vì kiểm tra kỹ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Điều này tạo kẽ hở để sữa bột giả len lỏi vào thị trường và đến tay người tiêu dùng. Sữa bột là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, nhưng cũng là mặt hàng dễ bị làm giả do nhu cầu tiêu dùng lớn. (Ảnh minh hoạ) Làm sao để phân biệt sữa thật và sữa giả? Việc phân biệt sữa thật – giả bằng mắt thường không dễ, nhất là với các sản phẩm bị làm giả tinh vi. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể nhận diện qua một số dấu hiệu sau: Quan sát bên ngoài Mã vạch sản phẩm: Kiểm tra kỹ mã vạch trên bao bì. Ví dụ: hàng Mỹ có mã từ 000–039, Nhật là 450–459 hoặc 490–499, Trung Quốc là 690–695… Với sản phẩm nhập khẩu, cần có tem phụ và hướng dẫn tiếng Việt của nhà phân phối chính thức. Hạn sử dụng: Sữa thật thường có hạn sử dụng được in dập nổi, rõ ràng. Ngược lại, sữa giả có thể bị tẩy xóa, in chồng hoặc mờ nhòe. Bao bì: Sữa chính hãng có bao bì nguyên vẹn, chữ in sắc nét, không mờ nhạt. Hộp sữa không bị méo mó, trầy xước. Sữa giả có thể có hình ảnh mờ, tem nhãn thiếu thông tin, vỏ hộp có dấu hiệu bị bóp méo. Quan sát bên trong Mùi và màu sắc: Sữa thật có mùi thơm dịu, bột mềm mịn, màu vàng nhạt. Sữa giả có thể có mùi lạ, bột bị vón cục, màu sắc bất thường. Khi nào cần ngừng sữa và đi khám? Phụ huynh cần theo dõi kỹ phản ứng của trẻ khi sử dụng sữa. Nếu trẻ có biểu hiện tiêu chảy, nôn trớ, không tăng cân hoặc sụt cân, ho kéo dài, khó thở… cần lập tức ngừng sữa đang dùng và đưa trẻ đi khám. Đặc biệt với trẻ có bệnh lý nền, nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để chọn đúng loại sữa phù hợp. Nguyên tắc chọn sữa an toàn Phụ huynh hãy tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng cho phù hợp. Các mẹ hãy chọn các công ty chuyên sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa có thời gian kinh doanh nhiều năm, các công ty có thương hiệu ưu tín trong nước cũng như thế giới. Cha mẹ chọn sản phẩm đã được cấp phép bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền, có các bằng chứng khoa học về tác dụng. Chọn sữa theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của người sử dụng. Luôn kiểm tra hạn sử dụng, quy cách đóng gói, bảo quản. Mọi người hãy đọc thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đạm, chất béo và lượng đường bổ sung, vi chất dinh dưỡng… PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng nhấn mạnh, sữa bột là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, nhưng cũng là mặt hàng dễ bị làm giả do nhu cầu tiêu dùng lớn. Việc nâng cao nhận thức, rèn luyện thói quen đi tư vấn dinh dưỡng, thói quen đọc nhãn mác, kiểm tra thông tin sản phẩm kỹ lưỡng là cách thiết thực để bảo vệ con trẻ khỏi những rủi ro sức khỏe không đáng có. https://vtcnews.vn/lam-the-nao-de-phan-biet-sua-bot-that-gia-ar937381.html

Đấu thầu

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám