BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Hoạt Động Nghiên Cứu

Tư Vấn Sức Khoẻ

Phòng ngừa và điều trị kịp thời về sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến đối với người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này. Sỏi tiết niệu là gì? Phát hiện và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, có thể gây đau đớn dữ dội song một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. 1. Sỏi tiết niệu là gì?Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Hệ tiết niệu ở người 2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì? Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu. 3. Những ai dễ bị sỏi tiết niệu? + Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu. + Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu. + Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu. + Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần. + Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi. + Người nằm bất động lâu ngày. + Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…). + Đang sử dụng một số thuốc. + Người lao động trong môi trường nóng bức. + Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu. 4. Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu? Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc. Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm). Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn. 5. Tác hại của sỏi tiết niệu? Đáng lo ngại là một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là “sỏi im lặng”. Những trường hợp này chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp CT kiểm tra sức khỏe định kỳ. Về lâu dài, sỏi không được loại bỏ sẽ làm tổn thương nhu mô thận, dẫn đến suy thận mạn tính – buộc bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Đặc biệt, những cơn đau tái phát thường xuyên khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, giảm hiệu suất lao động. 6. Điều trị và phòng tránh sỏi tiết niệu Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí sỏi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, Bệnh viện Bắc Thăng Long đang ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn, giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Điều trị nội khoa được chỉ định cho sỏi nhỏ dưới 7 mm. Bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước (2.5-3 lít/ngày), kết hợp thuốc giãn cơ trơn và giảm đau để đào thải sỏi tự nhiên. Tuy nhiên bệnh nhân cần tái khám sau thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, sỏi không tự đào thải được thì cần can thiệp phẫu thuật để xử lí sỏi, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận và tình trạng sức khỏe chung. Với sỏi lớn hơn, trước đây tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) từng là lựa chọn phổ biến nhờ ưu điểm không xâm lấn. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như thường chỉ áp dụng cho sỏi nhỏ trên thận hoặc niệu quản đoạn trên, có thể gây tổn thương mô xung quanh, tỷ lệ sạch sỏi sau một lần tán còn thấp nên có trường hợp phải tán nhiều lần, đặc biệt trường hơp viên sỏi cứng hoặc người bệnh có thể trạng béo. Thay vào đó, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được ưu tiên cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa hoặc bàng quang hoặc sử dụng ống nội soi mềm đưa qua đường niệu đạo (với sỏi niệu quản 1/3 trên hoặc sỏi thận dưới 2 cm) với ưu điểm vượt trội hoàn toàn giúp tán vụn sỏi mà không cần rạch da, đồng thời hạn chế những tai biến mà phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mang lại. Đối với sỏi thận lớn trên 2 cm hoặc sỏi san hô, tán sỏi qua da (PCNL) là giải pháp tối ưu. Bác sĩ tạo một hay nhiều đường hầm nhỏ từ da vùng thắt lưng vào thận để tiếp

Một số sai lầm nhiều người thường mắc khi tự đo huyết áp tại nhà

Tự đo huyết áp tại nhà giúp mọi người theo dõi sức khỏe tim mạch chủ động. ThS.BS Phùng Văn Dũng – Phó giám đốc Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội, khuyên người từ 30-40 tuổi trở lên, có tiền sử gia đình cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thừa cân, béo phì, ít vận động, ăn mặn hoặc hút thuốc, rối loạn mỡ máu, tiểu đường… nên duy trì thói quen này. ThS.BS Dũng đã chia sẻ các bước đo huyết áp tại nhà một cách chính xác, bao gồm: – Sử dụng máy đo huyết áp đã được kiểm định. – Đo huyết áp trong phòng yên tĩnh sau 5 phút nghỉ ngơi. – Tiến hành đo 2 lần để có kết quả tốt nhất, các lần cách nhau 1-2 phút. – Ghi lại và tính trung bình tất cả các số đo và trình bày số đo cho bác sĩ chuyên khoa. ThS.BS Dũng cũng nhấn mạnh: “Cần đo huyết áp tại nhà vào buổi sáng trước khi ăn sáng và trước khi uống thuốc; không đo huyết áp ngay sau khi thức dậy”. Bác sĩ cũng chỉ ra một số sai lầm mà nhiều người thường mắc khi tự đo huyết áp tại nhà khiến kết quả không chính xác: Đo huyết áp ngay sau khi ăn: Sau bữa ăn, cơ thể tập trung máu về hệ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng, có thể khiến huyết áp giảm nhẹ hoặc dao động. Nếu bữa sáng có cà phê, trà hoặc thực phẩm nhiều đường, muối có thể khiến huyết áp tăng tạm thời, dẫn đến kết quả sai lệch. Kích thước vòng bít không phù hợp: Sử dụng vòng bít huyết áp quá nhỏ hoặc quá lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đo. Đảm bảo vòng bít vừa khít quanh cánh tay của bạn, có đủ chỗ để luồn một ngón tay vào bên dưới. Vị trí cánh tay không chính xác: Cánh tay của bạn phải được đỡ ngang bằng tim trong quá trình đo. Nếu cánh tay của bạn quá thấp hoặc quá cao, kết quả có thể không chính xác. Nói chuyện hoặc di chuyển: Bất kỳ chuyển động hoặc nói chuyện nào trong khi đo đều có thể làm tăng chỉ số huyết áp. Ngồi yên và tránh mọi sự xao nhãng. Caffeine và tập thể dục: Caffeine và tập thể dục có thể tạm thời làm tăng huyết áp của bạn. Tránh chúng ít nhất 30 phút trước khi đo. Bàng quang đầy: Bàng quang đầy có thể làm tăng nhẹ huyết áp. Hãy làm rỗng bàng quang trước khi đo. Tư thế không đúng: Ngồi thẳng lưng và đặt chân phẳng trên sàn. Ngồi khom lưng hoặc bắt chéo chân có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và làm sai lệch kết quả. Phòng CTXH      

Để gan khỏe hơn mỗi ngày, bạn hãy làm 5 điều này

Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ khiến cho chức năng của gan suy giảm thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tiến sĩ Saleh Alqahtani, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng về gan của Johns Hopkins Medicine, cho biết, là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, gan thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Nó loại bỏ tất cả các chất độc, làm sạch thuốc khỏi cơ thể và chuyển hóa (phân hủy) tất cả thức ăn của bạn. Bên cạnh đó, gan cũng điều chỉnh mức cholesterol, xây dựng protein và tạo ra mật, giúp bạn hấp thụ chất béo, lưu trữ đường và điều chỉnh mức độ hormone. Đó là tất cả công việc của gan trong một ngày làm việc. Điều gì có thể xảy ra với gan? Xơ gan, trong đó các tế bào gan bị thay thế bằng mô sẹo, có thể ngăn gan thực hiện các chức năng quan trọng của nó. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cũng vậy, một căn bệnh đang phát triển nhanh chóng ở những người béo phì, có thể dẫn đến xơ gan. “Nếu gan ngừng hoạt động, các chất độc sẽ tích tụ, bạn không thể tiêu hóa thức ăn và thuốc sẽ không bao giờ rời khỏi cơ thể”, Tiến sĩ Alqahtani nói. Trên thực tế, bạn không thể sống một tuần mà không có gan. Bạn có thể làm gì để bảo vệ gan? Sau đây là danh sách các việc bạn cần làm để tránh bệnh gan. Một số trong số đó là những hành vi lành mạnh mà bạn có thể thực hiện. Một số khác có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Hãy chú ý đến những mẹo này để giữ gìn sức khỏe cho gan. Cẩn thận khi uống rượu Nếu bạn nghĩ rằng chỉ những người nghiện rượu lâu năm mới bị xơ gan thì bạn đã nhầm. Chỉ cần uống 120ml rượu mạnh mỗi ngày đối với nam giới (60ml đối với nữ giới) có thể bắt đầu gây sẹo cho gan. Gan là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nói đến rượu. Ngay cả khi bạn chỉ thỉnh thoảng uống rượu xã giao hoặc đôi khi uống quá nhiều rượu vang trong ngày nghỉ, rượu vẫn có thể để lại hậu quả. Rửa sạch sản phẩm và tránh xa các chất độc Thuốc trừ sâu và các chất độc khác có thể gây hại cho gan. Bạn hãy đọc nhãn cảnh báo trên các hóa chất bạn sử dụng. Các loại gạo, các loại hạt có dầu như hướng dương, lạc, đậu tương… rất dễ bị nấm mốc. Khi những hạt này bị nấm mốc sẽ sinh ra độc tố là Aflatoxin. Đây là loại độc tố cực độc với gan và có nguy cơ gây ung thư nếu ăn phải nhiều. Phòng ngừa viêm gan A, B và C – Tiêm vaccine: Viêm gan A và B là các bệnh do virus gây ra ở gan. Trong khi nhiều trẻ em hiện đã được tiêm chủng, nhiều người lớn vẫn chưa được tiêm chủng. – Thực hành quan hệ tình dục an toàn: Viêm gan B và C có thể phát triển thành các tình trạng mãn tính, cuối cùng có thể hủy hoại gan. Chúng lây truyền qua máu và các chất dịch cơ thể khác. – Rửa tay: Viêm gan A lây lan qua tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Hãy cẩn thận với thuốc và thảo mộc “Lý do số một khiến các thử nghiệm lâm sàng về thuốc bị dừng lại hoặc thuốc bị loại khỏi thị trường là gan. 20% tổn thương gan ở Mỹ là do thực phẩm bổ sung”, Tiến sĩ Alqahtani cảnh báo. Tập thể dục và ăn uống đúng cách Bạn có thể tránh bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách tránh béo phì. Theo Healthline, một điều khác giúp gan của bạn phục hồi là dinh dưỡng tốt. Không có chế độ ăn uống kỳ diệu nào cả, nhưng chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể giúp lấp đầy một số khoảng trống dinh dưỡng mà bạn có thể gặp phải do sử dụng rượu. Chế độ ăn này khuyến khích ăn những loại thức ăn như cá, trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, chế độ này không khuyến khích ăn nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa hay đồ ngọt. Tối ưu hóa dinh dưỡng thực sự là biện pháp can thiệp quan trọng nhất và có bằng chứng nhất ngoài việc ngừng uống rượu. Lý do là khi bị rối loạn chức năng gan, nhiều người có nguy cơ không nhận đủ protein, calo hoặc vitamin. Ngoài ra, còn có một số loại thực phẩm nhất định như trà, cá và các loại hạt có thể có lợi cho chức năng gan theo nhiều cách. Bạn hãy coi đó là cách thúc đẩy gan của bạn theo đúng hướng. Liệu pháp dinh dưỡng rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng gan và cung cấp cho gan các thành phần cần thiết để tự phục hồi. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gan nhiễm độc Triệu chứng của viêm gan nhiễm độc có thể gặp từ nhẹ tới nặng như sốt, mệt mỏi, ăn kém, phát ban, sẩn ngứa, vàng da, rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu chướng bụng… Ngoài ra, người bệnh có thể bị suy gan mãn, suy gan cấp hoặc tối cấp nguy hiểm đến tính mạng với tình trạng rối loạn đông máu, suy hô hấp, co giật, tiền hôn mê gan hoặc hôn mê gan. Vì thế, khi có dấu hiệu viêm gan nhiễm độc, người bệnh cần phát hiện và dừng ngay các nguyên nhân gây nhiễm độc. https://dantri.com.vn/suc-khoe/de-gan-khoe-hon-moi-ngay-ban-hay-lam-5-dieu-nay-20241229143809233.htm

7 cách tự nhiên giúp thanh lọc thận

Nếu bạn không mắc bệnh gì, một chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước thường là đủ để giữ cho thận khỏe mạnh. Ngoài ra, một số loại thực phẩm, thay đổi lối sống cũng có thể giúp hỗ trợ chức năng thận. Thận là cơ quan có kích thước bằng nắm tay nằm ở dưới cùng của khung xương sườn, ở cả hai bên cột sống. Chức năng quan trọng nhất của chúng là lọc các chất thải, nước dư thừa và các tạp chất khác ra khỏi máu. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Chúng cũng sản xuất hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu. Sau đây là 7 cách giúp thanh lọc thận: Uống đủ nước Theo Healthline, nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Mọi cơ quan, từ não đến gan, đều cần nước để hoạt động. Thận là hệ thống lọc của cơ thể và cần đủ nước để bài tiết nước tiểu. Nước tiểu là chất thải chính cho phép cơ thể bài tiết các chất không mong muốn. Khi lượng nước nạp vào thấp, lượng nước tiểu thấp, điều này có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì thế, uống đủ nước rất quan trọng để thận đào thải chất thải dư thừa đúng cách và điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình thanh lọc thận. Chọn thực phẩm hỗ trợ sức khỏe thận Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Thận Mỹ khuyến nghị chúng ta nên ăn chế độ ăn tốt cho tim để ngăn ngừa cholesterol và chất béo tích tụ trong động mạch, thận và tim. Một số thực phẩm tốt cho tim có thể bao gồm: – Protein động vật nạc, như gia cầm, cá… – Trái cây và rau quả. – Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo. Một số thực phẩm cụ thể hơn cũng có thể giúp làm sạch thận gồm nho, quả nam việt quất, rong biển, thực phẩm giàu canxi, trà… Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo mà có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, cả hai đều quan trọng để ngăn ngừa tổn thương thận. Bạn không cần phải chạy marathon mới có được những lợi ích từ việc tập thể dục. Đi bộ, chạy, đạp xe và thậm chí khiêu vũ đều rất tốt cho sức khỏe của bạn. Vì thế, hãy tìm một hoạt động khiến bạn bận rộn và vui vẻ, điều này sẽ dễ dàng hơn để bạn tuân thủ và đạt được kết quả tuyệt vời. Quản lý đường huyết, chỉ số huyết áp Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng glucose (đường) trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Qua nhiều năm, điều này có thể dẫn đến tổn thương ở thận. Tuy nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị tổn thương thận. Ngoài ra, nếu tổn thương được phát hiện sớm, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp để giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương thêm. Bên cạnh đó, huyết áp cao có thể gây tổn thương thận. Nếu huyết áp cao xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh tim hoặc cholesterol cao, thì tác động lên cơ thể có thể rất đáng kể. Chỉ số huyết áp khỏe mạnh là 120/80mmHg. Tiền tăng huyết áp được tính khi huyết áp vượt chỉ số này đến 139/89. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp giảm huyết áp vào thời điểm này. Nếu chỉ số huyết áp luôn ở mức trên 140/90, bạn có thể bị huyết áp cao. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi lối sống và có thể dùng thuốc. Không hút thuốc Hút thuốc làm tổn thương mạch máu của cơ thể. Điều này dẫn đến lưu lượng máu đi khắp cơ thể và đến thận chậm hơn. Hút thuốc cũng khiến thận có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. Nếu bạn hút thuốc và sau đó ngừng hút thuốc, nguy cơ sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều năm để trở lại mức độ rủi ro ngang với người chưa từng hút thuốc Lưu ý về lượng thuốc giảm đau không kê đơn Thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) có thể gây tổn thương thận. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu bạn dùng chúng thường xuyên để điều trị chứng đau mãn tính, đau đầu hoặc viêm khớp. Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận do tăng huyết áp và kéo theo nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Vì thế, bạn nên kiểm tra cân nặng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết hiện tại bản thân có thừa cân hay không, nên giảm bao nhiêu thì hợp lý. Bạn hãy bắt đầu đi bộ, dành thời gian tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, thay đổi thói quen ăn uống để giảm lượng chất béo bão hòa, một chất có thể thúc đẩy nguy cơ phát triển căn bệnh có thể gây tổn thương thận. https://dantri.com.vn/suc-khoe/7-cach-tu-nhien-giup-thanh-loc-than-20250326072546857.htm

Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg)

Cụ thể thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg), Số GĐKLH: VD-26427-17, số lô: 330823, NSX: 210823, HD: 210826 và số lô: 050124, NSX: 250124, HD: 250127, do Công ty cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất, định lượng (vi phạm mức độ 3). Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên; gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi về Sở Y tế, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) theo quy định. Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát các cơ sở, đơn vị thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định. Đồng thời, phòng y tế các quận, huyện, thị xã thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý; tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi của cơ sở (nếu có). https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/thu-hoi-thuoc-pyfaclor-kid-vi-pham-muc-o-3

6 thay đổi lối sống đẩy lùi nguy cơ đột quỵ

Bỏ thuốc lá, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và ngủ đủ giấc có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn hoặc khi mạch máu bị vỡ, gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn cầu. Năm 2023, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ tư tại Mỹ, khiến 162.639 người thiệt mạng. Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi tác, nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ đột quỵ ở người dưới 55 tuổi đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, những người đã từng bị có nguy cơ tái phát cao hơn đáng kể. Gần 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ các yếu tố nguy cơ chính. Siobhan Mclernon, giảng viên cao cấp ngành điều dưỡng người lớn tại Đại học London South Bank, chia sẻ 6 thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ. Bỏ thuốc lá Những người hút một bao thuốc mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao gấp sáu lần so với người không hút. Hóa chất độc hại trong thuốc lá góp phần hình thành mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ cục máu đông, giảm lượng oxy trong máu và khiến tim hoạt động quá tải. Khói thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, với hơn 8.000 ca tử vong mỗi năm do tác động này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Minh họa một người bị đột quỵ tai biến mạch máu não. Ảnh: iStock Kiểm tra sức khỏe định kỳ Huyết áp, cholesterol và đường huyết cao đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Huyết áp và đường huyết cao có thể làm suy yếu mạch máu theo thời gian, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Cholesterol cao gây tích tụ chất béo trong động mạch, làm thu hẹp và cứng động mạch, cản trở lưu thông máu lên não. Hiệp hội Đột quỵ Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp. Việc kiểm soát đường huyết có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, kiểm soát cân nặng và căng thẳng. Để giảm cholesterol, nên hạn chế chất béo bão hòa dưới 7% lượng calo hàng ngày và duy trì lối sống năng động. Duy trì cân nặng hợp lý Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 22% đến 64%. Đặc biệt, mỡ bụng làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh tim mạch. Theo Harvard Health, giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Chú ý chế độ ăn uống Chế độ ăn cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn Địa Trung Hải, giàu dầu thực vật, cá, protein nạc và rau xanh, đã được chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ. Các thực phẩm giàu kali như khoai lang, chuối và cà chua giúp duy trì huyết áp ổn định, trong khi cá hồi và cá ngừ albacore hỗ trợ kiểm soát cholesterol hiệu quả. Vận động thường xuyên Hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Hướng dẫn của liên bang Mỹ khuyến nghị người trưởng thành nên vận động cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, kết hợp với hai ngày tập tăng cường cơ bắp. Tuy nhiên, chỉ 24,2% người trưởng thành đạt được cả hai tiêu chí này vào năm 2020, theo CDC. Ngủ đủ giấc Giấc ngủ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp, trong khi ngủ quá nhiều cũng liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 23% so với những người ngủ dưới 8 tiếng. Mclernon khuyến nghị duy trì giấc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để tối ưu hóa sức khỏe. (Theo NY Post)

Sốt xuất huyết: không còn theo mùa, không còn ‘vùng an toàn’

Báo cáo từ Bộ Y tế cho thấy tính từ ngày 14/12/2024 đến ngày 17/2/2025, Việt Nam đã ghi nhận 16.607 ca, trong đó có một ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đánh giá sốt xuất huyết Dengue là một trong các thách thức lớn đối với ngành y tế Việt Nam năm 2025. Những năm gần đây, sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc tốp những nước có số ca mắc cao, đồng thời, phạm vi dịch cũng lan rộng hơn trước.   Ths.Bs Phùng Văn Dũng – Phó giám đốc bệnh viện Bắc Thăng Long cho biết: Điều đáng lo ngại là một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời. Sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai rất nguy hiểm vì tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu. Người bệnh có thể có những diễn tiến khó tiên lượng, với nguy cơ trở nặng cao hơn. Vì vậy, ngay cả những người từng mắc sốt xuất huyết cũng không thể chủ quan trước căn bệnh truyền nhiễm này. ảnh minh họa (nguồn internet) Hiện Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue được quốc tế đánh giá cao, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Việc đưa vaccine sốt xuất huyết vào sử dụng tại Việt Nam được kỳ vọng giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch, hạn chế ca nặng và giảm tải áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, kiểm soát dịch không chỉ dừng ở giám sát dịch tễ, kiểm soát véc-tơ hay nâng cao năng lực điều trị, mà còn cần sự chủ động từ mỗi cá nhân, đừng để “chuyện muỗi” trở thành vấn đề lớn. Kết quả điều tra sự phân bố của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cho thấy muỗi truyền bệnh tại Hà Nội bao gồm 2 loài là Ae.aegypti và Ae.albopictus. Trong đó, véc tơ chính truyền bệnh là muỗi Ae.aegypti trước đây phân bổ chủ yếu tại các quận nội thành và một số huyện ven nội thành, các huyện còn lại phân bố không đều và rải rác. Tuy nhiên sự lan rộng của véc tơ chính là muỗi Ae.aegypti trong giai đoạn những năm gần đây rất nhanh chóng. Năm 2015 chỉ có 15/30 quận/huyện/thị xã có sự lưu hành của muỗi Ae.aegypti, đến năm 2023 kết quả giám sát cho thấy 29/30 quận/huyện/thị xã Hà Nội đã phát hiện được muỗi Ae.aegypti (trừ huyện Sóc Sơn). Hà Nội cũng có đầy đủ sự lưu hành của cả 4 type vi rút Dengue, trong đó DENV-4 có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Các chuyên gia cũng nhận định cần tiếp tục theo dõi dịch tễ sốt xuất huyết, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh trong thời gian tới. Phòng Công tác xã hội (sưu tầm)  

Suy Giãn Tĩnh Mạch

Suy giãn tĩnh mạch (Varicose Veins) là một bệnh lý mạn tính do suy yếu hệ thống van tĩnh mạch, gây ứ trệ máu và dẫn đến sừ giãn tĩnh mạch. Bệnh thường gặp ở những người làm việc đứng lâu, ngồi nhiều, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi. Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nguyên nhân: Y- Y\u1ebu tố di truyền. Thấi quá năng. Thiếu vận động. Ngồi hoặc đứng quá lâu. Béo phì, thai kỳ. Lão hóa tĩnh mạch theo tuổi tác. Triệu chứng: Tĩnh mạch nổi rõ, ngoằn ngoèo dưới da. Nặng chân, đau nhức, chuột rút vào ban đêm. Phù chân, đỏ vàng dị ứng. Loét da, nhiễm trùng vùng cổ chân. Các Phương Pháp Khám Chứa 1. Khám và chẩn đoán Bác sĩ thường khám lâm sàng, hỏi bệnh sử và dùng các kỹ thuật chẩn đoán như: Siêu âm Doppler: Xem dòng chảy của máu, xác định tĩnh mạch bị tắc nghén hay không. Venography: Chụp màu tĩnh mạch trong những trường hợp phức tạp. 2. Các phương pháp điều trị a. Phương pháp điều trị bảo tồn Mang vớt tĩnh mạch: Giúp đều hòa áp lực trong tĩnh mạch. Thay đổi lối sống: Giảm cân, tăng vận động, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Dùng thuốc: Thuốc bổ sung flavonoid như Diosmin, Rutin giúp tăng sức bền tĩnh mạch. b. Phương pháp xâm lắn tính Tiêm xơ tĩnh mạch (Sclerotherapy): Tiêm hóa chất vào tĩnh mạch để làm chúng biến mất. Laser nội tĩnh mạch (EVLA): Dùng tia laser để phá hủy tĩnh mạch bị sơi hóa. Radiofrequency Ablation (RFA): Sử dụng sóng cao tần để làm co hẹp tĩnh mạch. c. Phẫu thuật Phẫu thuật bác vỏ tĩnh mạch: Loại bỏ hoàn toàn tĩnh mạch bị giãn. Kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Kết Luận Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả bằng các biện pháp thích hợp. Quan trọng nhất là phát hiện sớm, duy trì lối sống lành mạnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường để được tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám