BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BAC THANG LONG HOSPITAL

(84) 889 615 815

Email: thugopy.bvbtl@gmail.com

Hoạt Động Nghiên Cứu

Hoạt Động Nghiên Cứu

Hình ảnh y học ấn tượng nhất thế kỷ 21

Bệnh nhân suy tim ho ra cục máu đông có hình dạng như một cây phế quản nguyên vẹn, trở thành một trong những hình ảnh y học ấn tượng nhất thế kỷ 21. Năm 2018, Tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine) đăng tải hình ảnh một cấu trúc kỳ lạ, có màu đỏ anh đào và hình dạng giống cành cây. Thoạt nhìn, nhiều người có thể lầm tưởng đó là một phần của hệ thống rễ cây hoặc một mảnh san hô. Tuy nhiên, đây là một cục máu đông hoàn chỉnh, dài 15,24 cm, có hình dạng gần như giống hệt cây phế quản phải của con người – một trong hai mạng lưới ống dẫn khí vào và ra khỏi phổi. Điều đáng kinh ngạc là nó được ho ra nguyên vẹn. Bệnh nhân là một người đàn ông 36 tuổi ở California. Hình ảnh cục máu đông vừa đẹp mắt vừa đáng sợ đến nay vẫn được các chuyên gia coi là một trong những hình ảnh y học ấn tượng nhất thế kỷ 21 cho đến nay. Nhiều người hoang mang, lo ngại rằng đó có thể là một lá phổi bị ho ra, nhưng điều này gần như không thể xảy ra. Ngay cả các bác sĩ điều trị cũng không thể giải thích chính xác cách cục máu đông này đi qua đường thở mà không bị vỡ. Tiến sĩ Georg Wieselthaler, bác sĩ phẫu thuật phổi và ghép tạng tại Đại học California, San Francisco (UCSF), cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy tim giai đoạn cuối. Anh được kết nối với một máy bơm hỗ trợ tâm thất để tối đa hóa lưu lượng máu, nhưng thiết bị này cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. “Dòng chảy rối bên trong máy bơm có thể dẫn đến hiện tượng này, vì vậy tất cả bệnh nhân sử dụng thiết bị đều phải dùng thuốc chống đông máu”, tiến sĩ Wieselthaler giải thích. Tuy nhiên, thuốc chống đông máu cũng mang đến rủi ro. Ở người khỏe mạnh, máu thiếu oxy rời khỏi tim, đi qua mạng lưới mao mạch phức tạp trong phổi để nhận oxy từ đường thở. Nếu các mạch này xuất hiện vết nứt nhỏ, cơ thể sẽ tự vá lại bằng cơ chế đông máu. Nhưng với bệnh nhân dùng thuốc chống đông, khả năng tự vá bị suy giảm, khiến các tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp này, máu từ mạng lưới mao mạch phổi của bệnh nhân đã tràn vào phổi phải, di chuyển đến cây phế quản. Sau nhiều ngày ho ra các cục máu đông nhỏ hơn, nam bệnh nhân đã ho mạnh và tống ra ngoài một cục máu đông lớn với hình dạng kỳ lạ. Khi tiến sĩ Wieselthaler cùng đồng nghiệp cẩn thận mở cục máu đông, họ phát hiện cấu trúc đường thở vẫn nguyên vẹn đến mức có thể xác định đó là cây phế quản phải chỉ bằng cách quan sát số lượng nhánh và cách sắp xếp của chúng. “Chúng tôi rất ngạc nhiên. Đây là một trường hợp cực kỳ hiếm gặp”, ông nói. Mặc dù hiếm, trường hợp này không phải chưa từng có tiền lệ. Một nghiên cứu năm 1926 trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (The Journal of the American Medical Association) ghi nhận một phụ nữ 34 tuổi nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp và ho ra “một mảnh màng lớn” – một lớp tế bào và chất nhầy tích tụ do nhiễm trùng – có hình dạng đúc của khí quản, hai phế quản và một số tiểu phế quản. Năm 2005, Tạp chí Phẫu thuật Tim-Lồng ngực châu Âu (European Journal of Cardio-Thoracic Surgery) công bố ảnh chụp một hình đúc cây phế quản nhỏ hơn, do một phụ nữ mang thai 25 tuổi bị rối loạn đông máu ho ra. Cô đã hồi phục và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, người phụ nữ bị nhiễm trùng đường hô hấp trong nghiên cứu năm 1926 đã không qua khỏi. Viêm phế quản nhựa, một bệnh lý chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, thường đi kèm với rối loạn dòng bạch huyết và các bệnh tim, phổi khác. Bệnh này có thể khiến dịch bạch huyết tích tụ trong đường thở, dần trở nên cứng và bị ho ra nguyên vẹn. Đối với bệnh nhân hen suyễn, chất nhầy cũng có thể cứng lại trong đường thở do co thắt phế quản và mất nước, từ đó bị ho ra trong các cơn hen. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp đã ghi nhận, chỉ có người phụ nữ mang thai năm 2005 ho ra một cục máu đông, lớn nhất từng được chụp ảnh – cho đến trường hợp của bệnh nhân tại UCSF. Máu đông ít chắc chắn và kém dính hơn bạch huyết hoặc chất nhầy cứng, vậy tại sao cục máu đông này không bị vỡ? Tiến sĩ Wieselthaler cho rằng fibrinogen, một protein huyết tương có vai trò như “keo dán” trong quá trình đông máu, có thể là yếu tố quyết định. Bệnh nhân không chỉ bị suy tim mà còn nhiễm trùng, điều này có thể khiến nồng độ fibrinogen trong máu cao hơn bình thường. Theo ông, sự gia tăng fibrinogen có thể đã khiến cục máu đông có độ đàn hồi bất thường, giúp nó không bị vỡ khi di chuyển qua đường thở. Gavitt Woodard, bác sĩ nội trú khoa phẫu thuật lồng ngực tại UCSF, người đã giúp tiến sĩ Wieselthaler chụp bức ảnh, cho rằng chính kích thước của cục máu đông đã giúp bệnh nhân ho ra được. “Có thể vì nó quá lớn, nên bệnh nhân đã tạo đủ lực từ toàn bộ bên phải lồng ngực để đẩy nó ra ngoài.

TẠI SAO CẦN THỰC HIỆN TẦM SOÁT TAN MÁU BẨM SINH?

Bệnh tan máu bẩm sinh hiện đang ngày càng phổ biến nên rất nhiều người đã và đang có nhu cầu tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh tiền hôn nhân để thế hệ sau được khỏe mạnh. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. TAN MÁU BẨM SINH LÀ GÌ? Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm bệnh rối loạn máu di truyền có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái và ảnh hưởng đến số lượng và loại hemoglobin mà cơ thể sản xuất. Khi mắc bệnh, hemoglobin của bệnh nhân được phát hiện có cấu trúc bất thường, hậu quả là hồng cầu bị phá hủy, quá trình vận chuyển oxy gặp nhiều gián đoạn. Đó là nguyên nhân khiến người mắc hội chứng tan máu phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cực kỳ nghiêm trọng. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH DI TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO? Đây là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Các chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh Thalassemia tùy theo số lượng gen bị tổn thương: Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình Mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…Thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Đối với thể nặng, nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết khi dưới 10 tuổi vì: suy tim sung huyết do nhiễm sắt; rối loạn nhịp tim; nhiễm khuẩn huyết thứ phát nhất là sau cắt lách.  

Đặt Lịch Khám

    Đặt Lịch Khám